Sầu riêng RI6 là loại trái cây thơm ngon bổ dưỡng có chứa hàm lượng đạm cần thiết cho cơ thể con người rất cao. Cũng là loại quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân trồng trong những năm gần đây.
Hiện tại ở nước ta có rất nhiều giống sầu riêng được trồng phổ biến như giống sầu riêng nhập của Thái giống Monthong, sầu riêng Dona, sầu riêng Ri6, sầu riêng Chuông Bò, Sáu Hữu...Trong tất cả các giống trên thì giống sầu riêng ngon nhất là giống Ri6 cũng là giống cho năng xuất cao hiểu quả vượt trội hơn hẳn.
Giống sầu riêng ngon nhất Ri6 cho năng xuất cao ổn định
Cây sầu riêng có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Đông Nam Á cho đến thời điểm hiện tại này cây được trồng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có số lượng diện tích canh tác cây sầu riêng nhiều và trong những năm gần đây diện tích cây trồng này cũng được tăng cao một cách đáng kể. Trong tắt cả các giống sầu riêng được trồng tại Việt Nam thì giống Ri6 được bình chọn là giống sầu riêng RI6 ngon nhất cho phẩm chất tốt bởi nó có những ưu điểm sau đây:
- Cơm có màu vàng tươi nhìn rất đẹp mắt và hương thơm của nó cũng rất đặc trưng nữa. Sầu riêng Ri6 là loại mà người mua rất thích hiện nay.
- Vị ngọt, cơm dày, béo nhưng khi ăn không tạo cho người ăn cảm giác ngán, khi dùng sầu riêng để chế biến ra những món ăn khác nữa chúng ta không có cảm giác ngán.
- Trọng lượng của quả lớn đến vài cân một quả là bình thường.
- Thành phần dinh dưỡng của giống sầu riêng Ri6 cao hơn thành phần dinh dưỡng của những giống sầu riêng khác. Hàm lượng dinh dưỡng dồi dài cacbohydrat, protein, calo, ipit và nhiều khoáng chất khác nữa chúng ta có thể sử dụng nó để bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho có thể tăng cường sức khỏe cũng như khả năng đề kháng cao hơn để giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Hạt sầu riêng luộc hoặc nướng lên cũng là món ăn ngon để thưởng thức nữa vì trong hạt sầu riêng giá trị dinh dưỡng cũng rất cao.
- Bột sầu riêng được sử dụng làm hương cho nhiều loại bánh hay những thức ăn khác như chè, rau câu, kẹo ngọt, sinh tố. Nhờ nó mà chúng ta có thể thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau với hương thơm hấp dẫn.
- Sầu riêng giúp cơ thể ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm.
Giống sầu riêng ngon nhất Ri6 là loại giống mang lại phẩm chất cao hàm lượng dinh dưỡng lớn cho cơ thể con người. Các hộ trồng nên chọn giống này để trồng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khả năng chóng chịu sâu bệnh của giống cây trồng này cũng rất tốt nên đừng băn khoăn gì nữa bà con nhé hãy tin tưởng vào những gì mà chúng tôi chia sẽ đến cho bà con.
Các loại sâu hại chính trên cây tiêu
Bệnh Rếp Sáp (Pseudococcus citri)
Xuất hiện vào mùa nắng rệp sáp là loại sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây tiêu. Chúng thường sống tập trung gây hại ngay tại gié bông trái của cây tiêu nơi ngọn non, cuống lá, mặt bên dưới của lá tiêu. Rệp chích hút nhựa cây khi chúng ở mật độ càng cao thì cây tiêu sinh trưởng càng kém, khô cằn và héo hon dần các chùm quả bắt đầu rụng non. Các chất bài tiết của bọn rệp sáp do nấm bồ hóng phát triển bám lên cành lá làm đen cành lá giảm khả năng quang hợp của cây và làm giảm giá trị của sản phẩm
Rệp sáp hgaay hại lâu ngày ngay tại bộ rễ ở vùng cổ rễ chúng sống cộng sinh cùng với loài nấm có tên là Bornetina tồn tại trong đất kết thành lớp dày. Chúng tạo ra những khối u lớn bề mặt của chúng xù xì có màu trắng bao quanh các đoạn rễ. Rệp đủ lứa tuổi chúng bám chặt vào rễ cây tiêu chích hút những mặt rễ đã bị bong tróc trước đó làm cho bộ rễ của cây càng bị hư hại nặng hơn nữa khiến cây cằn cỗi và vàng lá. Cây đâm hoa kết trái kém rồi héo hon dân chết do nấm lây lan qua các vết thương.
Biện pháp phòng trừ bện rệp sáp cho cây tiêu
Thường xuyên vệ sinh vườn cây, tỉa cành, làm choái, phát dọn gọn gàng những cây trồng xen để vườn thông thoáng. Dùng thuốc trị rệp sáp chuyên dụng nhãn hiệu Maxfos 50EC liều dung 40 ml/bình dung tích 16 lít. Rệp sáp tấn công trực tiếp lên trên vùng cổ rễ hay gốc thân hãy tưới hoặc phun trực tiếp lên trên thân từ 40-50cm cho nước ngấm ướt hết phần gốc. Phun lên thân, ngọn non, mặt dưới lá, chum trái Maxfos 50ECliều dùng 40 ml/bình 16 lít để phòng trừu rệp sáp. Xử lý 2 lần cách nhau 7-10 ngày diệt lúa hoặc là rệp non mới nở trứng được che dưới bụng của những con rệp mẹ. Kiếm tra vườn thường xuyên thấy có dấu hiệu của rệp sáp thì hãy phun thuốc ngay lập tức để phòng trừ tránh lay lan trên diện rộng. Những loại thuốc có khả năng phòng trừ rệp sáp tốt như Lorsban 30EC, Applaud, Oncol 20EC...
Rệp muội đen (Toxoptera aurantil) gây hại cho cây hồ tiêu
Rệp muội đen có hai loại có cánh và không có cánh. Rệp muội đen trưởng thành không hề có cánh cơ thể chúng trần trụi có hình quả lê dài 1,5m-2mm có màu đen hoặc màu hơi đỏ. Điều kiện thời tiết nóng ẩm con rệp cái đẻ trung bình là từ 30 - 50 con và chỉ sau 10 ngàu rệp non trưởng thành và có thể đe con. Ổ rệp hình thành rất nhanh chóng
Rệp muội sống tập trung ngay tại các chồi non và lá non của cây tiêu chúng chít hút các trái nhựa và làm xoăn các lá non lại với nhau khiến cây chậm phát triển. Các lá tiêu cũng cong queo và có hình dạng dị dạng. Rệp sinh sống trên cây tiêu sẽ tiết ra các chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển dẫn kiến đến. Rệp muội đen chít hút sẽ làm lây truyền virus gây bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh.
Biện pháp phòng trừ rệp muội cho cây tiêu
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ tận gốc loại rệp này Maxfos 50ECphun lá 40 ml/bình 16 lít, Permicide 50EC 15ml/bình 16 lít, Thiamax 25WDG 5 g/bình 16 lít.
Tuyến trùng gây hại trên cây tiêu
- Meloidogyne incognita là loại tuyến trùng gây hại trên cây tiêu thường gặp nhất
- Tuyến trùng có kích thước nhỏ chỉ 0,5mm chúng đục rễ và chui vào sinh sống bên trong rễ tiêu hút hết dịch cây làm bộ rễ hình thành nên các bướu rễ, rễ có bướu phát triển kém bị đen và thối không đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Cây bị tuyến trùng xâm nhập sẽ có hiện tượng lá màu vàng xuất hiện ở bên dưới dần dần lấn át lên phía bên trên. Ban đầu ta dễ nhầm lẫn cây bị vàng lá do thiếu phân bón, cây sinh trưởng kem xơ xác dần và sau đó chết khô
- Tuyến trùng xuất hiện tạo thành những vết thương nhỏ làm cho rễ tiêu dễ bị nhiễm nấm như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia dần dần cây nhanh chết hơn.
Biện pháp phòng trừ tuyến trùng cho cây tiêu
- Không sử dụng những hom giống từ vườn cây bị bệnh
- Diệt trừ sạch các loại cỏ dại giữ cho vườn được thông thoáng. Tránh tình trạng ngập úng, thoát nước nhanh khi trời mưa
- Bón tăng cường phân chuồng cùng với phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón thêm vôi bột để cho đất bớt chua. Những cây bị bệnh năng cần nhổ bỏ bớt cỏ. Gom tiêu hủy hết những cây bị bệnh rắc vôi quanh gốc để khử trùng
- Phun thuốc bảo vệ thực vật Carbosan 25EC, Oncol 20EC pha 40 – 50 ml/bình 16 lít nước. Tưới thuốc vào hố mỗi hố 4-8 lít thuốc phòng ngừa bệnh tuyến trùng trước khi trồng tiêu
- Tưới thuốc vừa đủ thấm xung quanh rễ tiêu. Mỗi năm tưới hai lần vào đầu mùa hoặc là cuối mùa mưa
Những bệnh gây hại chính trên cây tiêu
Bệnh chết nhanh: Nguyên nhân chính do nấm phytophthora capsici gây ra
Bệnh xâm nhập và gây hại cho tắt cả các bộ phận của cây tiêu từ thân, hoa, lá, cành cho đến rễ, cổ rễ. Đáng lo sợ nhất là chúng làm cho cây tiêu chết hàng loạt khi bệnh xâm nhiễm vào phần rễ cũng như cổ rễ
Triệu chứng: Cây đang tươi tốt khỏe mạnh bình thường thì héo rũ nhanh, hạt tiêu bị teo lại các mạch dẫn bên trong dây tiêu thâm đen. Các đốt than cũng biến sang màu đen ngay sau đó chết hoàn toàn nọc tiêu chỉ trong 1 - 2 tuần ủ bệnh
Biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh cho cây tiêu
Khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu bên trên thì có nghĩa là 2 - 3 tháng trước đó cây đã bị nấm xâm hại. Cần phải kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ cùng lúc từ khi thiết kế vườn đến công đoạn chuẩn bị cây giống vì nếu để bệnh lây lan rộng mới mua thuốc để phòng trừ thì rất khó mà cứu chữa kịp thời.
- Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh trước đó, chọn ra những giống tiêu có khả năng chóng chọi với bệnh tật tốt chẳng hạn như giống Lada Belantung
- Chọn loại đất tơi xốp để trồng tiêu độ sau 50-60cm và đảm bảo cho nó không bị đọng nước. Thiết kế vườn sao cho chúng dễ dàng thoát nước ra ngay sau khi có mưa to
- Vệ sinh vườn tiêu thường xuyên, làm sạch cỏ dại cắt bỏ bớt các loại lá già, các dây lươn tại gốc tiêu để cho vườn được thông thoáng
- Bón các loại phân hữu cơ đã ủ hoai mục trước đó từ 15-20kg/ gốc
- Trong quá trình làm cỏ, bón phân chăm sóc cho vườn tiêu cần tránh gây thương tích cho những gốc tiêu đang bị thương hạn chế sự xâm nhập của nấm để chúng không có khả năng gây hại
- Những cây bị bệnh quá nặng cần loại bỏ nhặt hết rễ của chúng tiêu hủy đi và rắc vôi xung quanh gốc để diệt trừ tận gốc các mầm bệnh
- Phun thuốc Eddy 72WP (50 g/bình 16 lít) hoặc thuốc Norshield 86.2 WG + Phytocide 50WP (50 g + 30 g/bình 30 lít) rửa vườn và quét sạch gốc ngay sau khi thu hoạch. Tưới thuốc lên gốc vùng cổ rễ ( 2-3/ 1 tuần)
Bệnh chết chậm trên cây tiêu
Nguyên nhân của bệnh chết chậm: do nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporum gây ra tác nhân là rệp sáp và tuyến trùng chúng tấn công vào bộ rễ của tiêu. Qua một thời gian dài chúng làm tổn thương bộ rễ của tiêu với điều kiện thời tiết độ ẩm cao, nhiệt độ thấp chúng phát tán mạnh làm lá chuyển vàng gốc thối, đốt thân rụng dần.
- Biểu hiện của bệnh là nấm làm cho rễ của cây non chết dần không có khả năng hấp thu được chất dinh dưỡng, sinh trưởng kém và rụng lá thường xuyên. Lá và đốt của cây tiêu rụng từ gốc lên đến ngọn khi bệnh nặng dấu hiệu thường thấy là toàn bộ gốc và rễ tiêu bị thâm đen sau đó chết khô dần dần. Bệnh kéo thời gian khá lâu tầm khoảng 6 tháng có khi đến vài năm trước khi cây tiêu bị hư hại toàn phần vì vậy mà bệnh này được gọi là bệnh chết chậm
- Bệnh chết chậm thường xuất hiện trên những cây tiêu được chăm sóc kém, ít bón phân hữu cơ, đất chua, thoát nước kém, không thoáng khí
Biện pháp điều trị và phòng trừ bệnh chết nhanh cho cây tiêu
Khi phát hiện ra bênh chết chậm xuất hiện trên vườn tiêu các bà con nông dân cần phải khoang vùng lại điều trị cho dứt điểm. Lấy vôi bột rải quanh khu vườn, dọn vườn thường xuyên, cắt tỉa những cây trồng xen cho vườn thông thoáng
Không làm sây sát thân để nấm không có điều kiện xâm nhập, tạo hệ thống thoát nước tốt vào mùa mưa. Tưới gốc thường xuyên vào mùa mưa bằng Keviar 325SC (25ml/bình 16 lít) hoặc Norshield 86.2WG (50 g/30 lít) mỗi tháng một lần.
Xem thêm nhiều kiến thức hay tại: http://vieneakmat.blogspot.com/
Giới thiệu bơ booth 7 là mang lại cho nông dân những thông tin cần thiết về một loại giống bơ tốt, sản lượng cao, giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế
Chúng tôi giới thiệu bơ booth 7 một giống bơ tốt, dễ chăm sóc, năng suất cao, phù hợp với khí hậu, điều kiện Tây Nguyên nước ta, có tiềm năng xuất khẩu. Với chi phí ban đầu thấp lại có thể trồng xen canh với cây cà phê nên trồng bơ booth 7 thực sự mang lại cho bà con nông dân hiệu quả kinh tế cao, vươn lên làm giàu.
Điều đầu tiên để giới thiệu bơ booth 7 là giống bơ sáp chín muộn năng suất cao
Thông tin đầu tiên khi giới thiệu bơ booth 7 cần nhắc tới đây là một giống bơ sáp chín muộn. Những giống bơ thông thường, chính vụ thu hoạch thường từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, nhưng bơ booth 7 cho thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên, sản lượng tương đương như bơ chính vụ nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn cho người trồng.
Giới thiệu bơ booth 7 một giống bơ tốt, chất lượng trái đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Điều quan trọng nhất khi giới thiệu bơ booth 7 là giống bơ tốt cho trái ngon, Trọng lượng một quả khoảng 280- 450g, vỏ màu xanh, bóng mượt, quả hình tròn, thịt quả vàng kem, dẻo, béo không xơ, hạt khít với thịt nhưng dễ tách. Chất lượng lượng tốt, thích hợp cho việc xuất khẩu. Do đó, khi lựa chọn trồng bơ booth 7, bà con có cơ hội xuất khẩu sản phẩm bơ ra nước ngoài, vươn lên làm giàu.
Giới thiệu bơ booth 7 một giống bơ tốt, chất lượng trái đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Một chú ý khi giới thiệu bơ booth7 là giống bơ dễ chăm sóc
Một vấn đề cần chú ý khi giới thiệu bơ booth 7 là một giống bơ dễ chăm sóc. Giống bơ booth 7 hoàn toàn phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nguyên nước ta. Đây là giống bơ tốt có khả năng thích nghi cao, sinh trưởng mạnh, tán phân rộng, năng suất cao ổn đinh, dễ chăm sóc và được bà con nhân rộng diện tích.
Giới thiệu bơ booth7 là giống bơ dễ chăm sóc
Không thể bỏ qua khi giới thiệu bơ booth7 là có thể trồng xen canh với cà phê
Khi giới thiệu bơ booth 7 sẽ rất thiếu sót khi không nhắc tới khả năng trồng xen canh với cây cà phê. Giống bơ booth 7 là một giống bơ sáp có điều kiện chăm sóc rất gần với cây cà phê. Vì thế, khi trồng xen canh, cây bơ Booth 7 sẽ có tác dụng điều hòa khí hậu vườn, tăng cường độ ẩm và giúp cân bằng môi trường giúp cây cà phê phát triển tốt hơn. Ngoài ra, trồng xen canh bơ booth 7 và cà phê giúp tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác so với độc canh một loại cây, giảm thiểu công chăm sóc. Đây thực sự là một hướng đi hiệu quả, tăng thu nhập, giảm thiểu tối ta rủi ro khi vườn cà phê già cỗi, chất lượng kém.
Giới thiệu bơ booth 7 thực sự mang lại cho nông dân một giống bơ tốt, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với xuất khẩu, có thể trồng xen canh với cà phê. Ứng dụng trồng bơ booth 7 sẽ mở ra một hướng đi mới trong qúa trình xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu của bà con nông dân.
Cây cà phê là cây công nghiệp có nhiều đóng góp to lớn nhất trong việc năng cao đời sống kinh tế của bà con nông dân. Giúp xóa đói giảm nghèo đem đến một nguồn thu nhập bền vững cho bà con trong nhiều năm qua.
Hiện tại diện tích canh tác cây cà phê được nhân lên một cách đáng kể không kiểm soát nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Hầu hết những hộ bà con nơi đây đều có cuộc sống phụ thuộc chính vào cây trồng này. Nó vừa tạo công ăn việc làm vừa mang lại nguồn thu nhập khủng cho nhiều bà con nông dân.
Nhầm giúp cho cây cà phê có thể phát triển tốt mang lại năng xuất cao phẩm chất tốt ổn định qua nhiều năm. Bà con nông dân ngoài việc quan tâm đến các kỹ thuật trồng chăm sóc và bón phân cho cây cũng cần để ý đến các loại sâu bệnh chính gây hại cho cây trồng gồm những bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trừ nó như thế nào? Loại thuốc nào diệt trừ sâu bệnh tốt và không bị nhà nước cấm sử dụng....
Từ những kiến thức và những kinh nghiệm thực tế nhất hôm nay thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bà con nông dân. Cách nhận biết những điểm cơ bản của các loài sâu bệnh gây hại cho cây cà phê. Từ đó áp dụng những biện pháp phòng trừ thích hợp mang lại hiệu quả cao bảo vệ cây trồng tốt trước sự gây hại của sâu bệnh.
Rệp sáp
Là loài sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây cà phê là nỗi khiếp sợ của không biết bao nhiêu hộ dân trồng cây cà phê vì chúng đã gây hại trên diện rộng những vùng chuyên trồng cây cà phê. Làm cho cây cà phê giảm năng xuất mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng và thành phẩm của cây cà phê.
Cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản hay kinh doanh cũng đều bị rệp sáp gây hại thời điểm gây hại là quanh năm. Thân, trái, lá chúng đều xâm hại cả nhưng nhiều nhất là ở những vùng nón của cây như chồi lá nón, chùm hoa, quả hoa. Rệp sáp sẽ chích hút các chất dinh dưỡng của hoa làm khả năng đậu trái của cây bị giảm mạnh. Rệp sáp xuất hiện nhiều vào giai đoạn mùa khô tháng 1-4 khi cây ra hoa và hình thành quả. Đến khi nào trời mưa xuống thì mật độ rệp sẽ giảm dần đi.
Ve sầu
Ve sầu là côn trùng gây hại khá nguy hiểm cho cây trông, hình thái của chúng biến đổi qua ba giai đoạn chính đó là trứng rồi phát triển thành sâu non và sau cùng là sâu trưởng thành. Những con ve sầu này đẻ trứng trên các thân cành cây cấp 1,2. Sau khi trứng nở thành sâu chúng rơi xuống đất và ngay lập tức đào đất tìm rễ cây để chít hút nhựa. Vì dịch nhựa từ rễ cây chính là nguồn thức ăn chính của chúng, chúng hấp thụ thức ăn qua vòi chích hút. Ve sầu sống bám vào hệ thống rễ của cây và di chuyển sau xuống đất để lại các lỗ xung quanh rễ làm cho rễ tơ bị đứt đi. Những cây trồng nào bên dưới có mật độ vê sầu cao thì lượng dịch nhựa của cây bị chích hút nhiều và rễ tơ chị đứt chết đi giảm sút một cách đáng kể. Từ đó làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng từ đất của cây kém đi. Ve sầu sống ở độ sâu 10-40cm đây cũng chính là tầng đất mà rễ cây phát triển tập trung.
Sâu đục thân đục cành
Sâu đục thân gây hại cho cây bằng cách đục một lổ nhỏ trên thân cành cây. Chúng tiến sau vào trong thân cây làm cho cây bị khoét một lỗ rỗng lớn làm cho cây không thể nào nhận chất dinh dưỡng từ bộ rễ dẫn đến hiện tượng cây chết hàng loạt. Loài sâu đục thân phát triển mạnh vào mùa khô chúng phá hại mạnh nhất vào thời điểm tháng 9-10 cao điểm nhất là 12,1 của năm kế tiếp.
Bệnh gỉ sắt
Biểu hiện của bệnh bắt đầu là xuất hiện ở mặt dưới của lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt giống như những giọt dầu. Giờ giữa những giọt dầu này xuất hiện một lớp bột có màu vàng cam đây chính là các bào tử nấm của gỉ sắt. Từ từ vết bệnh này sẽ chuyển sang màu trắng từ trung tâm lan dần ra ngoài đến cuối cùng là các vết cháy có màu nâu đen bên trên lá.
Bệnh nấm
Dấu hiệu để nhận biết bệnh nấm là trên cành và quả của cây cà phê ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ có màu trắng giống như bụi phấn. Dần dần về sau lớp bụi trắng này chuyển sang dạng màu hồng, bệnh này xuất hiện ở mặt dưới cành hoặc cuốn quả làm cho cành cây bị chết khô đi rồi héo trái rụng non. Đối với những cây cà phê kinh doanh bệnh sẽ làm chết từng cành không được chữa trị kịp thời sẽ lây lan và làm chết nguyên cả cây luôn. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, ánh sáng nhiều nấm phát triển tốt. Cho nên nấm thường xuất hiện ở tầng trên cùng hoặc tầng giữa của cây cà phê còn tầng dưới chúng ta sẽ ít thấy hơn. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh nhưng khả năng lay lan từ cây này sang cây khác thì lại chậm. Ở các tỉnh Tây Nguyên bệnh xuất hiện vào các tháng 6,7 trong năm phát triển mạnh vào tháng 7-9. Khi thời tiết ẩm có mưa nhiều thì bệnh phát triển mạnh hơn nữa.
Bệnh tuyến trùng
Tuyến trùng là căn bệnh gây hại cho cây cà phê cực kì nguy hiểm ở tắt cả các giai đoạn các độ tuổi của cây kể cả giai đoạn cây đang ở trong vườn ươm. Triệu chứng đầu tiên là một vùng cây nào đó trong vườn sinh trưởng kém mà những cây khác quanh nó vẫn sống và sinh trưởng tốt.
Triệu chứng gây hại của tuyến trùng có thể chia ra làm 2 nhóm riêng biệt khác nhau đó là trên mặt đất và dưới đất.
+ Triệu chứng trên mặt đất đó chính là cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, vàng lá. bị khô héo khi thời tiết nóng bức, khô. Năng xuất của cây trông bị giảm mạnh
+ Triệu chứng ở dưới đất là cây bị thối rễ còi cọc đối với cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản. Giai đoạn cà phê kinh doanh thì rễ non sẽ bị thối. Những vườn cà phê già cỗi khi đã mắc bệnh này thì không nên trồng lại cà phê vì trồng tiếp cà phê kiến thiết cơ bản sẽ bị mắc chứng bệnh này. Còn cà phê kinh doanh xuất hiện loại bệnh này khi sau một thời gian cho năng xuất cao và dài nhưng không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách cân đối nhất khiến cây bị mất sức đề kháng.
Sau khi có những kiến thức cần thiết nhất về việc nhận biết một số loại sâu bệnh hại chính trên cây cà phê. Sau khi phát hiện ra vườn nhà mình có dấu hiệu nhiễm bệnh bà con hãy tìm mua ngay các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị phù hợp nhất để phun phòng trừ kịp thời cứu chữa vườn cà phê nhà mình trước những mối nguy hại từ sâu bệnh. Mang đến năng xuất cây trồng cao và ổn định bền vững qua nhiều năm.
Cà phê là thức uống cực kì tốt cho sức khỏe của con người, tuy nhiên không phải cứ uống càng nhiều cà phê là sẽ càng tốt cho sức khỏe như các bạn nghĩ đâu nhé.
Khi bạn uống một lượng cà phê vừa phải vào mỗi ngày nó sẽ giúp cho tinh thần bạn sản khoái làm việc được chất lượng hơn. Nhưng khi bạn sử dụng nó quá liều quy định sẽ gây nghiện và bạn hoàn toàn phụ thuộc mọi trạng thái vào nó thì đó là điều đáng báo động. Vậy uống như thế nào vào lúc nào, liều lượng ra làm sao. Xin mời các bạn tham khảo cách hướng dẫn uống cà phê đúng cách ngay sau đây.
không uống cà phê lúc bụng đang đói
Hàm lượng chất caffeine trong cà phê mà bạn uống vào khi lúc đói sẽ khiến cho cơ thể bị rối loạn insulin. Cho nên để an toàn tuyệt đối bạn hãy nên ăn sáng trước khi uống một cốc cà phê mà mình yêu thích.
Uống nước lọc trước khi uống cà phê
- Mỗi buổi sáng uống một ly cà phê sẽ kích thích hệ thần kinh của bạn làm lợi tiểu. Nhưng đây cũng là nguyên nhân khiến cho cơ thể của bạn bị mất nước một cách trầm trọng. Chính vì vậy mà trước khi uống cà phê bạn hãy chọn uống một ly nước lộc để di trì được sự ổn định lượng nước trong cơ thể mình.
Chọn những hạt cà phê hữu cơ để sử dụng
- Nếu bạn uống cà phê hằng ngày thì hãy đầu tư quan tâm đến chất lượng cà phê mà mình đang dùng. Vì đây chính là việc làm cần thiết nhất để các bạn có thể đảm bảo được độ an toàn cho chính sức khỏe của mình. Hãy chọn những hạt cà phê hữu cơ không có chứa những độc tố gây hại từ thuốc trừ sâu. Theo như nghiên cứu của những nhà khoa học Mỹ thì thuốc trừ sâu phun vào hạt cà phê sẽ có tác dụng làm thây đổi tâm trạng gây tác động xấu đến sức khỏe con người.
Hạn chế việc sử dụng đường
- Bạn nên uống cà phê đen không đường như vậy sẽ tốt cho sức khỏe nhưng nếu nó hơi đắng làm bạn khó uống thì có thể pha cùng với những chất ngọt như stevia. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại đường dành cho những người bị bệnh tiểu đường. Mặc dù nó không phải là sự chọn lựa hoàn hảo nhất nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe cho bạn hơn so với việc sử dụng những loại đường thông thường khác.
Hãy làm theo những khuyến cao bên trên để có thể đảm bảo cho chính mình một sức khỏe tốt cùng với một tinh thần thoải mái nhất các bạn nhé!
Cây sưa còn có tên gọi khác là cây huỳnh đàn lõi đỏ, trắc, huê, thối Dalbergia Tonkinensis Prain thuộc họ đậu là cây lấy gỗ thuộc nhóm IA. Được xếp vào hàng cây quý hiếm nghiêm cấm khai thác sử dụng với mục đích thương mại vào năm 1994. Với những cây trồng thì được quyền khai thác và sử dụng.
Có những bạn đang thắc mắc về cây gỗ sưa đỏ tại sao nó lại có giá thành cao và được nhiều người đồn thổi là loại cây quý đến như vậy?
Gỗ sưa dùng để làm gì?
Đến tại thời điểm này thì công dụng của gỗ sưa chưa có ai biết được hết ngoài những chuyên gia buôn gỗ Trung Quốc. Nhưng một công dụng rõ ràng nhất mà ai cũng biết đó à àm hàng gia dụng bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa...gỗ sưa góp phần làm toát lên sự linh thiên và diệu kì của những bức tượng thờ này.
Theo như lời kể của một thương lái người Trung Quốc về công dụng của gỗ sưa có liên quan rất lớn đến sức khỏe của con người. Quần áo được để trong tủ làm bằng gỗ sưa có mùi thơm thoang thoảng dễ chiệu khiến cho tinh thần của con người thêm phần sản khoái và tỉnh táo hơn. Dưới thời nhà minh đã biết sử dụng bột của gỗ sưa để làm thuốc chữa trị các bệnh về xương, khớp, làm sáng răng đối với những hàm răng bị xỉn màu, ố vàng tiếp xúc với gỗ sưa thường xuyên chúng sẽ trở nên trắng trẻo trở lại.
Những cây gỗ sưa có tuổi thọ càng cao thì tích tụ được một năng lượng lớn từ vũ trụ. Khi tiếp xúc với con người gỗ sưa đỏ sẽ chuyển giao nguồn năng lượng đã tích tụ được làm thông kinh mạch của huyệt đạo, giúp cơ thể lưu thông khí huyết làm tăng trí nhớ giảm những cơn đâu đầu, chóng rụng tóc và bạc tóc sớm giúp da dẻ con người trở nên hồng hào giảm nếp nhăn trên da mặt. Gỗ sưa đỏ còn có khả năng phát tán ra môi trường xung quanh " khí mộc dưỡng " giúp tinh thần con người thêm tỉnh táo và khỏe khắn hơn. Tăng cường chức năng cho các tạng phủ hoạt động tốt hơn để cơ thể khỏe mạnh, bệnh tật không còn.
Cách nhận biết cây gỗ sưa nhanh nhất
- Ngửi mùi để có thể nhận biết được gỗ sưa với những loại gỗ khác và qua phương pháp này ta cũng xác định được độ chính xác cao hơn so với những phương pháp khác. Dùng giấy nhám đánh lên khúc gỗ hay dùng dao cạo mạnh ngay lớp vân màu đỏ ngửi trực tiếp vào sẽ có mùi thơm ngát dễ chịu. Hoặc đem nó vào phòng kín đốt lên khói có hương rất thơm tàn tro có màu trắng ngà giống như tàn của thuốc lá 555
- Nhận biết bằng cách quan sát
+ Sắc gỗ màu đỏ có màu bã trầu: gỗ khi để lâu bị bụi phủ lên sẽ bị xuống màu dùng dao hay giấy nhám đánh nhẹ lên có màu đỏ sáng trở lại
+ Vân gỗ màu đỏ nổi lên từng lớp rất đẹp
+ Các thớ gỗ mịn, nhỏ có màu hồng hoặc màu đỏ sẫm pha lẫn tông màu đen
- Cân: Nếu mang đặt ;lên bàn cân thì gỗ sưa đỏ nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ cẩm lai, gỗ lim năng hơn cây gỗ xoăn và gỗ dổi
Trồng cây sưa đỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân
Cây sưa có 2 loại chính là sưa đỏ và sưa trắng, trong đó cây sưa trắng cho hoa đẹp nhưng về giá trị gỗ sưa trắng lại không bằng sưa đỏ. Nên hầu hết người dân trồng cây sưa đỏ là chủ yếu vì cây sưa đỏ khi thu hoạch sẽ được bán với giá thành từ vài chục cho đến vài trăm triệu trên mỗi kilogam gỗ.
Tùy vào chất lượng gỗ khác nhau mà giá thành cũng khác nhau, ở phần lõi của gỗ sưa đỏ càng đỏ thì chất gỗ càng tốt và giá bán càng cao. Gỗ sưa loại lộn mề rẻ nhất cũng đã có giá 200.000 - 1.000.000/1kg. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là loại gỗ sưa non được bán ra với giá thành là 500.000 - 4.000.000/1kg. Gỗ sưa có độ tuổi từ 20 năm trở lên là 10 - 20 triệu/1kg
Cây sưa có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau đất đồi núi, đồng bằng, ven sông, ao hồ không trồng được trên đất ngập mặn mà thôi
- Mật độ trồng thích hợp 1400 cây/ 1ha
- Khoảng cách trồng cây con 2x2m hoặc là 3x3m khi lớn lên cây cần phải tỉa bớt cành
- Chi phí đầu tư để trồng 1 ha diện tích đất khoảng 20-50 triệu đồng
- Thu hoạch sau 3 năm bán để làm cây công trình hoặc 8 năm sau có thể thu hoạch lấy gỗ
+ Bán công trình 100.000 vnđ/1 cây, 1ha đạt 1000 cây x 100.000 = 100.000.000 đ
+ Bán gỗ 5 – 20 triệu/1 cây, 1 ha đạt 200 cây x 5 triệu = 1.000.000.000 vnđ
Cây cà phê sau khi thu hoạch xong thường bị mất sức sinh trưởng, ở giai đoạn này bà con nông dân cần phải biết cách chăm sóc cho cây. Vì sau khi thu hoạch xong cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây giai đoạn này thì cây không thể phục hồi và cho năng xuất cao trong mùa vụ kế tiếp được. Vậy chăm sóc đúng cách là như thế nào bà con hãy tham khảo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho cây cà phê sau thu hoạch nhé!
Cắt và tỉa cành
Sau khi thu hoạch xong cây cà phê cần phải có thời gian để phân hóa mầm hoa như hãm nước để hoa ra đồng đều.
Tỉa cành được thực hiện quanh năm nhưng đợt tỉa cành mà các bạn cần chú tâm nhất là đợt tỉa sau khi thu hoạch xong. Cắt và loại bỏ những cành khô, cành chân vịt, cành già, sâu bệnh, cành mỏ vịt, cành còi cọc, những cành mọc quá sát mặt đất hoặc là những cành mọc vượt cao lên trên tán sau khi thu hoạch xong. Sử dụng cưa hay kéo thật sắc để cho vết cắt thật ngọt không làm xước cành. Vị trí cắt tỉa cũng phải thật phù hợp để bộ tán của cây được cân đối nhất có thể giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng nuôi cây mang lại năng xuất cao.
Bón phân
Đạm : Ở thời điểm này cây cần một lượng đạm rất lớn để tăng trưởng nhất là trong điều kiện khí hậu kéo dài nó sẽ giúp cho cây cà phê ra hoa đậu trái được tốt hơn nữa giúp cho quả lớn nhanh. Việc thiếu đạm trong mùa khô sẽ khiến cho cây trồng bị cằn cỗi lá ít cành cây cũng bị trơ trọi cho năng xuất chất lượng thấp kém.
Lân: là yếu tố quan trong trong việc giúp cây có thể phân hóa mầm hoa tăng lượng hoa nở trái nhiều. Thiếu lân thì việc phân hóa mầm hoa sẽ bị trì trệ, hoa ít khả năng đậu trái cũng thấp luôn và chất lượng hạt cũng kém nữa. Với thời tiết khí hậu nắng nóng đất khô cằn cây không thể nào hút được lân có sẵn trong đất nên tình trạng thiếu lân của cây rất trầm trọng. Việc bón phân lân hòa tan kịp thời cho cây là yếu tố cần thiết giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Kali: giúp tăng khả năng đậu trái cho cây sức đề kháng cao có thể chóng chọi tốt với các loại sâu bệnh. Nếu cây thiếu kali lá sẽ mỏng có dấu hiệu bị khô ở mép lá, rụng sớm và rụng hàng loạt khi có gió đầu mùa. Thiếu kali hoa và trái non sẽ bị rụng nhiều, tỉ lệ trái có một nhân cũng cao nữa năng xuất giảm và chất lượng thấp.
Trung vi lượng
Ngoài đạm, lân, kali thì những yếu tố dinh dưỡng khác như lưu huỳnh, canxi, magiê cũng rất cần thiết cho cây trong mùa khô. Chúng giúp cây ra hoa nở hoa tốt có tỷ lệ đậu trái cao phẩm chất hạt tốt.
+ Nếu thiếu lưu huỳnh thì lá mỏng có màu vàng
+ Thiếu canxi, magiê cây rất dễ bị gãy cành và rụng trái cho năng xuất không cao
+ Những nguyên tố vi lượng khác như molyden, bo, mangan, sắt, đồng, kẽm, clo đều rất cần thiết cho việc ra hoa kết trái hạn chế việc rụng quả non trong mùa khô hạn. Trung vi lượng giúp cho cây có khả năng chóng chọi được các loại sâu bệnh trong mùa khô. Thiếu vi lượng cây sẽ có các dấu hiệu như cằn cỗi lá non bị nhăn lại, hạt phấn phát triển kém cây cho tỷ lệ đậu trái thấp năng xuất phẩm chất cũng thấp khả năng cây nhiễm sâu bệnh cao.
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê như rĩ sắt, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xitstrong mùa khô nhất là các chú rệp sáp.
Bà con nông dân cũng cần phải theo dõi thường xuyên việc phun và phòng trừ ngay sau khi phát hiện khu vườn nhà mình có rệp. Khi thấy rệp phát triển mạnh thì giai đoạn này cây trồng đang gặp nguy hiểm cần sử dụng những loại thuốc hóa học mạnh như: Butal 10WP, Fastac 5EC, Motox 2.5 EC để diệt trừ rệp. Cây cà phê mà bị rệp vẩy thì nên phun Binhmor 40EC cây có bọ xít thì phun Cypermap 10EC.