Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu ở từng giai đoạn

Kỹ thuật bón phân cho cây tiêu đúng cách và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây tiêu


Ở Việt Nam cây hồ tiêu chủ yếu được trồng phổ biến tại các địa bàn tỉnh Tây Nguyên loại đất được trồng phổ biến là đất đỏ bazan, đất vàng đỏ, đất granit, đất xám. Cây tiêu sinh trưởng và phát triển trên các loại đất này cần cung cấp nhiều kali, lân đạm và các chất trung vi lượng khác. Tùy vào mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây tiêu mà lượng phân bón cây cần cũng ở tỷ lệ khác nhau bà con cần tìm hiểu kỹ để biết cách trồng tiêu đạt hiệu quả tối đa.

bón phân tiêu

Cây tiêu chưa cho trái ( tiêu kiến thiết cơ bản )


Là những vườn tiêu sau khi trồng và dưới 3 năm tuổi ở giai đoạn này cây chủ yếu phát triển về lá và cành, rễ. Lúc này cây cần nhiều lân và đạm hơn so với kali. Sang giai đoạn năm thứ 2 và năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch những quả đầu mùa nhưng chưa đáng kể cây vẫn chưa trưởng thành nên chúng ta bón phân như sau:

Bón lót hàng năm bằng các loại phân hữu cơ ( các loại phan chuồng, phân Komix, phân Compomix Đầu Trầu..) bón cho mỗi gốc từ 10-15kg phân chuồng, Phân compomix Đầu Trâu 2-3kg. Bón bằng cách xẻ rảnh xung quanh bồn tiêu chiêu sâu từ 15-20cm vị trí cách gốc từ 40-50cm bón phân vào đầu mùa mưa kết hợp cùng với bón phân khoáng đợt 1. Trong lúc đào rãnh bón phân cố gắng không làm đứt rễ tiêu, tránh sự xâm nhập của các tuyến trùng

Bón thúc bằng hỗn hợp NPK 20-20-15 Đầu Trâu định lượng từ 0,1-0,2 kg/ nọc/ 1 lần bón mỗi năm bón từ 3-6 lần như vậy bón vào đầu, giữa và cuối của mùa mưa. Trường hợp vườn tiêu gần nguồn nước tưới dồi dào người trồng có thể chủ động thì số lần bón phân có thể chia ra làm nhiều lần bón hơn và lượng bón  mỗi lần giảm xuống. Đến thời điểm năm thứ 3 cây tiêu bắt đầu cho thu hoạch trái đối vào lúc này chúng ta hãy điều chỉnh lại lượng phân bón một chút. Bón bổ sung thêm phân kali từ 150-250kg kaliclorua/ 1ha. bón vào lúc trước khi tiêu ra bông, sau khi trái đậu và vào lúc trái lớn. Bón kịp thời phân kali vào giai đoạn đậu trái có nhiều tác dụng có ích cho cây và năng xuất như tăng khả năng đậu trái, chất lượng hạt cũng được cải thiện rõ rệt, sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh cũng tăng cao.
< h3>Cây tiêu đã có trái và cho thu hoạch ổn định ( tiêu kinh doanh )Tiêu đã có trên 3 năm tuổi và cho thu hoạch trái ổn định qua mỗi mùa thu hoạch cây tiêu trải qua nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Đi cùng quá trình biến đổi đó thì nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng cần khác nhau. Để cải thiện tình trạng này các bà con nông dân thưởng sử dụng cách phối các loại phân ure, SA, super lân, kali lại với nhau để bón cho cây cách làm này vừa tốn công mà lại không hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây lúc này. Vậy cách bón đúng phương pháp nhất đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng bà con cứ áp dụng cách bón sau đây

+ Bón đợt 1 sau khi vừa thu hoạch tiêu xong, đợt 2 trước khi tiêu ra hoa, đợt 3 ngay sau khi tiêu đậu trái, đợt 4 bón để cây nuôi trái. Phân hữu cơ cần cần bón trung bình cho mỗi trụ là 5-10kg/ 1 trụ bón ngay sau khi thu hoạch trái xong. Bón bằng cách xẻ rảnh cạn giữa hai nọc tiêu sau đó rải phân lên hoặc vét bồn rắc đều phân ở mép bên ngoài của bồn xới nhẹ tay rồi vun đất lấp phân lại. Những đợt bón phân sau cần chọc lỗ để rãi phân cho đều xung quanh mép bồn rồi lấp đất lại.

Bà con nên sử dụng loại phân bón Năm Sao 20-8-16+TE chất lượng tốt chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây tiêu Bón phân Năm Sao 20-8-16+TE loại chuyên dùng cho cây tiêu theo quy trình: sau khi thu hoạch bón phân thêm khoảng 1-2kg NasaSmart và 0,5-0,6 kg loại phân  20-8-16+TE Năm Sao/ 1 trụ. Trước thời điểm tiêu ra hoa rộ lượng phân bón 0,3-0,4 kg loại phân 20-8-16+TE Năm Sao/ 1 trụ. Sau khi cây bắt đầu đậu quả bón phân liều lượng từ 0,3-0,4 kg sử dụng loại 20-8-16+TE Năm Sao/ 1 trụ.

Ngoài việc sử dụng phân bón gốc ra chúng ta cũng nên bón thêm phân bón lá để tiêu đậu được nhiều trái cho năng xuất cao. Sử dụng những loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao 30-10-10+TE giúp kích thích lượng chồi phát triển mạnh nhanh ra hoa. Phun thêm phân bón có hàm lượng lân cao, các chế phẩm có hàm lượng Bor cao vào lúc tiêu ra nụ nhầm kích thích hoa nở tốt đậu được nhiều trái. Phun phân bón lá có hàm lượng cao sau khi cây đậu trái để trái lớn nhanh, ít rụng cho năng xuất và phẩm chất hạt cao.