Cây cà phê sau khi thu hoạch xong thường bị mất sức sinh trưởng, ở giai đoạn này bà con nông dân cần phải biết cách chăm sóc cho cây. Vì sau khi thu hoạch xong cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây giai đoạn này thì cây không thể phục hồi và cho năng xuất cao trong mùa vụ kế tiếp được. Vậy chăm sóc đúng cách là như thế nào bà con hãy tham khảo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho cây cà phê sau thu hoạch nhé!
Cắt và tỉa cành
Sau khi thu hoạch xong cây cà phê cần phải có thời gian để phân hóa mầm hoa như hãm nước để hoa ra đồng đều.
Tỉa cành được thực hiện quanh năm nhưng đợt tỉa cành mà các bạn cần chú tâm nhất là đợt tỉa sau khi thu hoạch xong. Cắt và loại bỏ những cành khô, cành chân vịt, cành già, sâu bệnh, cành mỏ vịt, cành còi cọc, những cành mọc quá sát mặt đất hoặc là những cành mọc vượt cao lên trên tán sau khi thu hoạch xong. Sử dụng cưa hay kéo thật sắc để cho vết cắt thật ngọt không làm xước cành. Vị trí cắt tỉa cũng phải thật phù hợp để bộ tán của cây được cân đối nhất có thể giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng nuôi cây mang lại năng xuất cao.
Bón phân
Đạm : Ở thời điểm này cây cần một lượng đạm rất lớn để tăng trưởng nhất là trong điều kiện khí hậu kéo dài nó sẽ giúp cho cây cà phê ra hoa đậu trái được tốt hơn nữa giúp cho quả lớn nhanh. Việc thiếu đạm trong mùa khô sẽ khiến cho cây trồng bị cằn cỗi lá ít cành cây cũng bị trơ trọi cho năng xuất chất lượng thấp kém.
Lân: là yếu tố quan trong trong việc giúp cây có thể phân hóa mầm hoa tăng lượng hoa nở trái nhiều. Thiếu lân thì việc phân hóa mầm hoa sẽ bị trì trệ, hoa ít khả năng đậu trái cũng thấp luôn và chất lượng hạt cũng kém nữa. Với thời tiết khí hậu nắng nóng đất khô cằn cây không thể nào hút được lân có sẵn trong đất nên tình trạng thiếu lân của cây rất trầm trọng. Việc bón phân lân hòa tan kịp thời cho cây là yếu tố cần thiết giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Kali: giúp tăng khả năng đậu trái cho cây sức đề kháng cao có thể chóng chọi tốt với các loại sâu bệnh. Nếu cây thiếu kali lá sẽ mỏng có dấu hiệu bị khô ở mép lá, rụng sớm và rụng hàng loạt khi có gió đầu mùa. Thiếu kali hoa và trái non sẽ bị rụng nhiều, tỉ lệ trái có một nhân cũng cao nữa năng xuất giảm và chất lượng thấp.
Trung vi lượng
Ngoài đạm, lân, kali thì những yếu tố dinh dưỡng khác như lưu huỳnh, canxi, magiê cũng rất cần thiết cho cây trong mùa khô. Chúng giúp cây ra hoa nở hoa tốt có tỷ lệ đậu trái cao phẩm chất hạt tốt.
+ Nếu thiếu lưu huỳnh thì lá mỏng có màu vàng
+ Thiếu canxi, magiê cây rất dễ bị gãy cành và rụng trái cho năng xuất không cao
+ Những nguyên tố vi lượng khác như molyden, bo, mangan, sắt, đồng, kẽm, clo đều rất cần thiết cho việc ra hoa kết trái hạn chế việc rụng quả non trong mùa khô hạn. Trung vi lượng giúp cho cây có khả năng chóng chọi được các loại sâu bệnh trong mùa khô. Thiếu vi lượng cây sẽ có các dấu hiệu như cằn cỗi lá non bị nhăn lại, hạt phấn phát triển kém cây cho tỷ lệ đậu trái thấp năng xuất phẩm chất cũng thấp khả năng cây nhiễm sâu bệnh cao.
Phòng trừ sâu bệnh
Phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê như rĩ sắt, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xitstrong mùa khô nhất là các chú rệp sáp.
Bà con nông dân cũng cần phải theo dõi thường xuyên việc phun và phòng trừ ngay sau khi phát hiện khu vườn nhà mình có rệp. Khi thấy rệp phát triển mạnh thì giai đoạn này cây trồng đang gặp nguy hiểm cần sử dụng những loại thuốc hóa học mạnh như: Butal 10WP, Fastac 5EC, Motox 2.5 EC để diệt trừ rệp. Cây cà phê mà bị rệp vẩy thì nên phun Binhmor 40EC cây có bọ xít thì phun Cypermap 10EC.