Cây cà phê là cây công nghiệp có nhiều đóng góp to lớn nhất trong việc năng cao đời sống kinh tế của bà con nông dân. Giúp xóa đói giảm nghèo đem đến một nguồn thu nhập bền vững cho bà con trong nhiều năm qua.
Hiện tại diện tích canh tác cây cà phê được nhân lên một cách đáng kể không kiểm soát nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Hầu hết những hộ bà con nơi đây đều có cuộc sống phụ thuộc chính vào cây trồng này. Nó vừa tạo công ăn việc làm vừa mang lại nguồn thu nhập khủng cho nhiều bà con nông dân.
Nhầm giúp cho cây cà phê có thể phát triển tốt mang lại năng xuất cao phẩm chất tốt ổn định qua nhiều năm. Bà con nông dân ngoài việc quan tâm đến các kỹ thuật trồng chăm sóc và bón phân cho cây cũng cần để ý đến các loại sâu bệnh chính gây hại cho cây trồng gồm những bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trừ nó như thế nào? Loại thuốc nào diệt trừ sâu bệnh tốt và không bị nhà nước cấm sử dụng....
Từ những kiến thức và những kinh nghiệm thực tế nhất hôm nay thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bà con nông dân. Cách nhận biết những điểm cơ bản của các loài sâu bệnh gây hại cho cây cà phê. Từ đó áp dụng những biện pháp phòng trừ thích hợp mang lại hiệu quả cao bảo vệ cây trồng tốt trước sự gây hại của sâu bệnh.
Rệp sáp
Là loài sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây cà phê là nỗi khiếp sợ của không biết bao nhiêu hộ dân trồng cây cà phê vì chúng đã gây hại trên diện rộng những vùng chuyên trồng cây cà phê. Làm cho cây cà phê giảm năng xuất mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng và thành phẩm của cây cà phê.
Cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản hay kinh doanh cũng đều bị rệp sáp gây hại thời điểm gây hại là quanh năm. Thân, trái, lá chúng đều xâm hại cả nhưng nhiều nhất là ở những vùng nón của cây như chồi lá nón, chùm hoa, quả hoa. Rệp sáp sẽ chích hút các chất dinh dưỡng của hoa làm khả năng đậu trái của cây bị giảm mạnh. Rệp sáp xuất hiện nhiều vào giai đoạn mùa khô tháng 1-4 khi cây ra hoa và hình thành quả. Đến khi nào trời mưa xuống thì mật độ rệp sẽ giảm dần đi.
Ve sầu
Ve sầu là côn trùng gây hại khá nguy hiểm cho cây trông, hình thái của chúng biến đổi qua ba giai đoạn chính đó là trứng rồi phát triển thành sâu non và sau cùng là sâu trưởng thành. Những con ve sầu này đẻ trứng trên các thân cành cây cấp 1,2. Sau khi trứng nở thành sâu chúng rơi xuống đất và ngay lập tức đào đất tìm rễ cây để chít hút nhựa. Vì dịch nhựa từ rễ cây chính là nguồn thức ăn chính của chúng, chúng hấp thụ thức ăn qua vòi chích hút. Ve sầu sống bám vào hệ thống rễ của cây và di chuyển sau xuống đất để lại các lỗ xung quanh rễ làm cho rễ tơ bị đứt đi. Những cây trồng nào bên dưới có mật độ vê sầu cao thì lượng dịch nhựa của cây bị chích hút nhiều và rễ tơ chị đứt chết đi giảm sút một cách đáng kể. Từ đó làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng từ đất của cây kém đi. Ve sầu sống ở độ sâu 10-40cm đây cũng chính là tầng đất mà rễ cây phát triển tập trung.
Sâu đục thân đục cành
Sâu đục thân gây hại cho cây bằng cách đục một lổ nhỏ trên thân cành cây. Chúng tiến sau vào trong thân cây làm cho cây bị khoét một lỗ rỗng lớn làm cho cây không thể nào nhận chất dinh dưỡng từ bộ rễ dẫn đến hiện tượng cây chết hàng loạt. Loài sâu đục thân phát triển mạnh vào mùa khô chúng phá hại mạnh nhất vào thời điểm tháng 9-10 cao điểm nhất là 12,1 của năm kế tiếp.
Bệnh gỉ sắt
Biểu hiện của bệnh bắt đầu là xuất hiện ở mặt dưới của lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt giống như những giọt dầu. Giờ giữa những giọt dầu này xuất hiện một lớp bột có màu vàng cam đây chính là các bào tử nấm của gỉ sắt. Từ từ vết bệnh này sẽ chuyển sang màu trắng từ trung tâm lan dần ra ngoài đến cuối cùng là các vết cháy có màu nâu đen bên trên lá.
Bệnh nấm
Dấu hiệu để nhận biết bệnh nấm là trên cành và quả của cây cà phê ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ có màu trắng giống như bụi phấn. Dần dần về sau lớp bụi trắng này chuyển sang dạng màu hồng, bệnh này xuất hiện ở mặt dưới cành hoặc cuốn quả làm cho cành cây bị chết khô đi rồi héo trái rụng non. Đối với những cây cà phê kinh doanh bệnh sẽ làm chết từng cành không được chữa trị kịp thời sẽ lây lan và làm chết nguyên cả cây luôn. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, ánh sáng nhiều nấm phát triển tốt. Cho nên nấm thường xuất hiện ở tầng trên cùng hoặc tầng giữa của cây cà phê còn tầng dưới chúng ta sẽ ít thấy hơn. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh nhưng khả năng lay lan từ cây này sang cây khác thì lại chậm. Ở các tỉnh Tây Nguyên bệnh xuất hiện vào các tháng 6,7 trong năm phát triển mạnh vào tháng 7-9. Khi thời tiết ẩm có mưa nhiều thì bệnh phát triển mạnh hơn nữa.
Bệnh tuyến trùng
Tuyến trùng là căn bệnh gây hại cho cây cà phê cực kì nguy hiểm ở tắt cả các giai đoạn các độ tuổi của cây kể cả giai đoạn cây đang ở trong vườn ươm. Triệu chứng đầu tiên là một vùng cây nào đó trong vườn sinh trưởng kém mà những cây khác quanh nó vẫn sống và sinh trưởng tốt.
Triệu chứng gây hại của tuyến trùng có thể chia ra làm 2 nhóm riêng biệt khác nhau đó là trên mặt đất và dưới đất.
+ Triệu chứng trên mặt đất đó chính là cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, vàng lá. bị khô héo khi thời tiết nóng bức, khô. Năng xuất của cây trông bị giảm mạnh
+ Triệu chứng ở dưới đất là cây bị thối rễ còi cọc đối với cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản. Giai đoạn cà phê kinh doanh thì rễ non sẽ bị thối. Những vườn cà phê già cỗi khi đã mắc bệnh này thì không nên trồng lại cà phê vì trồng tiếp cà phê kiến thiết cơ bản sẽ bị mắc chứng bệnh này. Còn cà phê kinh doanh xuất hiện loại bệnh này khi sau một thời gian cho năng xuất cao và dài nhưng không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách cân đối nhất khiến cây bị mất sức đề kháng.
Sau khi có những kiến thức cần thiết nhất về việc nhận biết một số loại sâu bệnh hại chính trên cây cà phê. Sau khi phát hiện ra vườn nhà mình có dấu hiệu nhiễm bệnh bà con hãy tìm mua ngay các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị phù hợp nhất để phun phòng trừ kịp thời cứu chữa vườn cà phê nhà mình trước những mối nguy hại từ sâu bệnh. Mang đến năng xuất cây trồng cao và ổn định bền vững qua nhiều năm.