Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây Cà Phê. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây Cà Phê. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Một số loại sâu bệnh gây hại chính trên cây cà phê

Cây cà phê là cây công nghiệp có nhiều đóng góp to lớn nhất trong việc năng cao đời sống kinh tế của bà con nông dân. Giúp xóa đói giảm nghèo đem đến một nguồn thu nhập bền vững cho bà con trong nhiều năm qua.

Hiện tại diện tích canh tác cây cà phê được nhân lên một cách đáng kể không kiểm soát nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Hầu hết những hộ bà con nơi đây đều có cuộc sống phụ thuộc chính vào cây trồng này. Nó vừa tạo công ăn việc làm vừa mang lại nguồn thu nhập khủng cho nhiều bà con nông dân. Nhầm giúp cho cây cà phê có thể phát triển tốt mang lại năng xuất cao phẩm chất tốt ổn định qua nhiều năm. Bà con nông dân ngoài việc quan tâm đến các kỹ thuật trồng chăm sóc và bón phân cho cây cũng cần để ý đến các loại sâu bệnh chính gây hại cho cây trồng gồm những bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh và cách phòng trừ nó như thế nào? Loại thuốc nào diệt trừ sâu bệnh tốt và không bị nhà nước cấm sử dụng.... Từ những kiến thức và những kinh nghiệm thực tế nhất hôm nay thông qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bà con nông dân. Cách nhận biết những điểm cơ bản của các loài sâu bệnh gây hại cho cây cà phê. Từ đó áp dụng những biện pháp phòng trừ thích hợp mang lại hiệu quả cao bảo vệ cây trồng tốt trước sự gây hại của sâu bệnh.

Rệp sáp

Là loài sâu bệnh gây hại phổ biến trên cây cà phê là nỗi khiếp sợ của không biết bao nhiêu hộ dân trồng cây cà phê vì chúng đã gây hại trên diện rộng những vùng chuyên trồng cây cà phê. Làm cho cây cà phê giảm năng xuất mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng và thành phẩm của cây cà phê. sâu bệnh cà phê Cây cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản hay kinh doanh cũng đều bị rệp sáp gây hại thời điểm gây hại là quanh năm. Thân, trái, lá chúng đều xâm hại cả nhưng nhiều nhất là ở những vùng nón của cây như chồi lá nón, chùm hoa, quả hoa. Rệp sáp sẽ chích hút các chất dinh dưỡng của hoa làm khả năng đậu trái của cây bị giảm mạnh. Rệp sáp xuất hiện nhiều vào giai đoạn mùa khô tháng 1-4 khi cây ra hoa và hình thành quả. Đến khi nào trời mưa xuống thì mật độ rệp sẽ giảm dần đi.

Ve sầu

Ve sầu là côn trùng gây hại khá nguy hiểm cho cây trông, hình thái của chúng biến đổi qua ba giai đoạn chính đó là trứng rồi phát triển thành sâu non và sau cùng là sâu trưởng thành. Những con ve sầu này đẻ trứng trên các thân cành cây cấp 1,2. Sau khi trứng nở thành sâu chúng rơi xuống đất và ngay lập tức đào đất tìm rễ cây để chít hút nhựa. Vì dịch nhựa từ rễ cây chính là nguồn thức ăn chính của chúng, chúng hấp thụ thức ăn qua vòi chích hút. Ve sầu sống bám vào hệ thống rễ của cây và di chuyển sau xuống đất để lại các lỗ xung quanh rễ làm cho rễ tơ bị đứt đi. Những cây trồng nào bên dưới có mật độ vê sầu cao thì lượng dịch nhựa của cây bị chích hút nhiều và rễ tơ chị đứt chết đi giảm sút một cách đáng kể. Từ đó làm cho khả năng hút chất dinh dưỡng từ đất của cây kém đi. Ve sầu sống ở độ sâu 10-40cm đây cũng chính là tầng đất mà rễ cây phát triển tập trung.

Sâu đục thân đục cành

Sâu đục thân gây hại cho cây bằng cách đục một lổ nhỏ trên thân cành cây. Chúng tiến sau vào trong thân cây làm cho cây bị khoét một lỗ rỗng lớn làm cho cây không thể nào nhận chất dinh dưỡng từ bộ rễ dẫn đến hiện tượng cây chết hàng loạt. Loài sâu đục thân phát triển mạnh vào mùa khô chúng phá hại mạnh nhất vào thời điểm tháng 9-10 cao điểm nhất là 12,1 của năm kế tiếp.

Bệnh gỉ sắt

Biểu hiện của bệnh bắt đầu là xuất hiện ở mặt dưới của lá với những chấm nhỏ có màu vàng nhạt giống như những giọt dầu. Giờ giữa những giọt dầu này xuất hiện một lớp bột có màu vàng cam đây chính là các bào tử nấm của gỉ sắt. Từ từ vết bệnh này sẽ chuyển sang màu trắng từ trung tâm lan dần ra ngoài đến cuối cùng là các vết cháy có màu nâu đen bên trên lá.

Bệnh nấm

bệnh nấm hồng Dấu hiệu để nhận biết bệnh nấm là  trên cành và quả của cây cà phê ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ có màu trắng giống như bụi phấn. Dần dần về sau lớp bụi trắng này chuyển sang dạng màu hồng, bệnh này xuất hiện ở mặt dưới cành hoặc cuốn quả làm cho cành cây bị chết khô đi rồi héo trái rụng non. Đối với những cây cà phê kinh doanh bệnh sẽ làm chết từng cành không được chữa trị kịp thời sẽ lây lan và làm chết nguyên cả cây luôn. Khi gặp những điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, ánh sáng nhiều nấm phát triển tốt. Cho nên nấm thường xuất hiện ở tầng trên cùng hoặc tầng giữa của cây cà phê còn tầng dưới chúng ta sẽ ít thấy hơn. Tốc độ phát triển của bệnh rất nhanh nhưng khả năng lay lan từ cây này sang cây khác thì lại chậm. Ở các tỉnh Tây Nguyên bệnh xuất hiện vào các tháng 6,7 trong năm phát triển mạnh vào tháng 7-9. Khi thời tiết ẩm có mưa nhiều thì bệnh phát triển mạnh hơn nữa.

Bệnh tuyến trùng

Tuyến trùng là căn bệnh gây hại cho cây cà phê cực kì nguy hiểm ở tắt cả các giai đoạn các độ tuổi của cây kể cả giai đoạn cây đang ở trong vườn ươm. Triệu chứng đầu tiên là một vùng cây nào đó trong vườn sinh trưởng kém mà những cây khác quanh nó vẫn sống và sinh trưởng tốt. Triệu chứng gây hại của tuyến trùng có thể chia ra làm 2 nhóm riêng biệt khác nhau đó là trên mặt đất và dưới đất. + Triệu chứng trên mặt đất đó chính là cây có biểu hiện thiếu dinh dưỡng, vàng lá. bị khô héo khi thời tiết nóng bức, khô. Năng xuất của cây trông bị giảm mạnh + Triệu chứng ở dưới đất là cây bị thối rễ còi cọc đối với cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản. Giai đoạn cà phê kinh doanh thì rễ non sẽ bị thối. Những vườn cà phê già cỗi khi đã mắc bệnh này thì không nên trồng lại cà phê vì trồng tiếp cà phê kiến thiết cơ bản sẽ bị mắc chứng bệnh này. Còn cà phê kinh doanh xuất hiện loại bệnh này khi sau một thời gian cho năng xuất cao và dài nhưng không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng một cách cân đối nhất khiến cây bị mất sức đề kháng. Sau khi có những kiến thức cần thiết nhất về việc nhận biết một số loại sâu bệnh hại chính trên cây cà phê. Sau khi phát hiện ra vườn nhà mình có dấu hiệu nhiễm bệnh bà con hãy tìm mua ngay các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị phù hợp nhất để phun phòng trừ kịp thời cứu chữa vườn cà phê nhà mình trước những mối nguy hại từ sâu bệnh. Mang đến năng xuất cây trồng cao và ổn định bền vững qua nhiều năm.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Chăm sóc cây cà phê sau khi thu hoạch xong

Cây cà phê sau khi thu hoạch xong thường bị mất sức sinh trưởng, ở giai đoạn này bà con nông dân cần phải biết cách chăm sóc cho cây. Vì sau khi thu hoạch xong cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa, nếu không chăm sóc đúng kỹ thuật cho cây giai đoạn này thì cây không thể phục hồi và cho năng xuất cao trong mùa vụ kế tiếp được. Vậy chăm sóc đúng cách là như thế nào bà con hãy tham khảo hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho cây cà phê sau thu hoạch nhé!

Cắt và tỉa cành

Sau khi thu hoạch xong cây cà phê cần phải có thời gian để phân hóa mầm hoa như hãm nước để hoa ra đồng đều. Tỉa cành được thực hiện quanh năm nhưng đợt tỉa cành mà các bạn cần chú tâm nhất là đợt tỉa sau khi thu hoạch xong. Cắt và loại bỏ những cành khô, cành chân vịt, cành già, sâu bệnh, cành mỏ vịt, cành còi cọc, những cành mọc quá sát mặt đất hoặc là những cành mọc vượt cao lên trên tán sau khi thu hoạch xong. Sử dụng cưa hay kéo thật sắc để cho vết cắt thật ngọt không làm xước cành. Vị trí cắt tỉa cũng phải thật phù hợp để bộ tán của cây được cân đối nhất có thể giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng nuôi cây mang lại năng xuất cao.

Bón phân

Đạm : Ở thời điểm này cây cần một lượng đạm rất lớn để tăng trưởng nhất là trong điều kiện khí hậu kéo dài nó sẽ giúp cho cây cà phê ra hoa đậu trái được tốt hơn nữa giúp cho quả lớn nhanh. Việc thiếu đạm trong mùa khô sẽ khiến cho cây trồng bị cằn cỗi lá ít cành cây cũng bị trơ trọi cho năng xuất chất lượng thấp kém. Lân: là yếu tố quan trong trong việc giúp cây có thể phân hóa mầm hoa tăng lượng hoa nở trái nhiều. Thiếu lân thì việc phân hóa mầm hoa sẽ bị trì trệ, hoa ít khả năng đậu trái cũng thấp luôn và chất lượng hạt cũng kém nữa. Với thời tiết khí hậu nắng nóng đất khô cằn cây không thể nào hút được lân có sẵn trong đất nên tình trạng thiếu lân của cây rất trầm trọng. Việc bón phân lân hòa tan kịp thời cho cây là yếu tố cần thiết giúp cây sinh trưởng tốt hơn. hái cà phê Kali: giúp tăng khả năng đậu trái cho cây sức đề kháng cao có thể chóng chọi tốt với các loại sâu bệnh. Nếu cây thiếu kali lá sẽ mỏng có dấu hiệu bị khô ở mép lá, rụng sớm và rụng hàng loạt khi có gió đầu mùa. Thiếu kali hoa và trái non sẽ bị rụng nhiều, tỉ lệ trái có một nhân cũng cao nữa năng xuất giảm và chất lượng thấp.

Trung vi lượng

Ngoài đạm, lân, kali thì những yếu tố dinh dưỡng khác như lưu huỳnh, canxi, magiê cũng rất cần thiết cho cây trong mùa khô. Chúng giúp cây ra hoa nở hoa tốt có tỷ lệ đậu trái cao phẩm chất hạt tốt. + Nếu thiếu lưu huỳnh thì lá mỏng có màu vàng + Thiếu canxi, magiê cây rất dễ bị gãy cành và rụng trái cho năng xuất không cao + Những nguyên tố vi lượng khác như molyden, bo, mangan, sắt, đồng, kẽm, clo đều rất cần thiết cho việc ra hoa kết trái hạn chế việc rụng quả non trong mùa khô hạn. Trung vi lượng giúp cho cây có khả năng chóng chọi được các loại sâu bệnh trong mùa khô. Thiếu vi lượng cây sẽ có các dấu hiệu như cằn cỗi lá non bị nhăn lại, hạt phấn phát triển kém cây cho tỷ lệ đậu trái thấp năng xuất phẩm chất cũng thấp khả năng cây nhiễm sâu bệnh cao.

Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ các loại sâu bệnh thường gặp trên cây cà phê như rĩ sắt, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xitstrong mùa khô nhất là các chú rệp sáp. thu hoạch cà phê Bà con nông dân cũng cần phải theo dõi thường xuyên việc phun và phòng trừ ngay sau khi phát hiện khu vườn nhà mình có rệp. Khi thấy rệp phát triển mạnh thì giai đoạn này cây trồng đang gặp nguy hiểm cần sử dụng những loại thuốc hóa học mạnh như: Butal 10WP, Fastac 5EC, Motox 2.5 EC để diệt trừ rệp. Cây cà phê mà bị rệp vẩy thì nên phun Binhmor 40EC cây có bọ xít thì phun Cypermap 10EC.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Cách chăm sóc cây cà phê giai đoạn đầu mùa mưa

Bước qua giai đoạn nắng nóng khô hạn kéo dài là mùa mưa cũng là thời điểm cây cà phê bắt đầu tăng nhanh kích thước của trái. Đi kèm theo đó là sự tăng trưởng nhanh của các cành chồi cho nên việc bổ sung cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây cà phê ở thời điểm này là rất quan trọng. Nó góp phần cung cấp dinh dưỡng cung ứng cho cây tạo được bộ khung cành một cách khỏe mạnh để vụ kế tiếp cây phát triển tốt hơn cho năng xuất cao ổn định. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì cây cà phê phát triển chia ra làm nhiều giai đoạn. Trong đó giai đoạn phát triển quả non là giai đoạn rất cần thiết về dinh dưỡng cây cần được cung ứng một lượng dinh dưỡng cao trong giai đoạn này. Đây cũng chính là giai đoạn mà các bệnh hại như nấm tấn công rất nhiều, việc chăm sóc cây cà phê vào đầu mùa mưa hết sức quan trọng giúp cây có sức đề kháng cao chóng lại các bệnh gây hại và hạn chế được việc rụng quả.

Với tình hình khí hậu ngày càng biến đổi thất thường như hiện nay khuyến cao chung của các nhà khoa học cho những người làm nông nghiệp trồng cây cà phê. Cần chủ động điều tiết nguồn nước tưới cho cây một cách hợp lý nhất tránh hiện tượng dư thừa gây lãng phí hay thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây làm cho cây cà phê bị khô héo. Mùa khô ở các vùng Tây Nguyên kéo dài đến 6 tháng rất khắc nghiệt sẽ khiến cho cậy bị rụng lá cùng với việc nhiễm một số bệnh như bệnh rỉ sắt, bệnh đốm mắt cua...cho nên khi bước vào mùa mưa cần bổ sung hàm lượng dinh dưỡng kịp thời và cần thiết để cây cà phê có thể phục hồi một cách nhanh chóng và cần thiết nhất đủ khả năng nuôi dưỡng những trái non. Giúp tăng năng xuất cao cho cây cà phê ổn định chất lượng và phẩm chất cao. Vào thời điểm đầu mùa mưa khi bón phân cho cây cà phê bà con cần chú ý đến 4 nguyên tắc sau: chọn đúng loại phân, bón đúng liều lượng, đúng phương pháp, đúng thời điểm.

chăm sóc cà phê

Công đoạn bón phân đầu mùa cho cây là rất quan trọng nó giúp cho bà con nông dân tạo tiền đề để cây cà phê được phát triển tốt tối đa về mặt thể tích giúp cho nhân được to hạt hơn. Ở lần bón phân đầu hàm lượng đạm yêu cầu là cao nhất tiếp theo là hàm lượng phân lân và phân kali. Lượng phân bón còn tùy thuộc vào từng vườn nhưng chủ yếu dựa vào khả năng nhu cầu của cây mà ta cần có lượng phân bón sao cho hợp lý nhất. Kể cả việc sự dụng phân đơn hay phân trộn cũng vậy tùy thuộc vào nhu cầu của vườn cây. Thông thường bà con hay tự trộn phân đơn nhưng nó sẽ không đảm bảo đầy đủ về hàm lượng dinh dưỡng cho cây cà phê. Cho nên các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên sử dụng những loại phân trộn sẵn có hàm lượn dinh dưỡng cao cân đối. Bổ sung một cách hợp lý nhất các chất trung vi lượng nhất là thứ mà phân trộn đã có sẵn giúp cây hấp thụ tốt cho tỷ lệ đậu trái cao, nhân to, chắc. Làm cho năng xuất của cây cà phê tăng.

Liều lượng phân bón đủ rất cần thiết và kỹ thuật bón phân đúng cách cũng là điều khá quan trọng mà các bà con cần phải quan tâm. Cà phê rễ của nó hút dinh dưỡng trong đất với độ sâu là 0-20cm nếu bón phân ở tầng nông thì phân dễ thấp thoát bón hơi sâu thì cây lại không hút dược vì khi mưa hàm lượng dinh dưỡng từ phân bón sẽ trượt đi xuống tầng bên dưới sâu hơn làm cho cây không hấp thụ được. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì bà con nông dân khi bón phân nên cào sơ qua lớp lá ở quanh hố cây cà phê rồi bón phân lên cào lại lớp lá lúc nãy phủ lên trên bề mặt mục đích để lượng phân vừa bón đỡ thấp thót hơn.


Ngoài việc các bạn bổ sung những dưỡng chất cho cây cà phê trong giai đoạn đầu mùa mưa thì những kĩ thuật khác đi kèm như cắt cành, tạo hình cho cây cũng rất quan trọng. Thời điểm đầu mùa mưa những cây che bóng cần được cắt tỉa đi, bỏ những chồi vượt, những cành tăm, làm cỏ...có thể sử dụng những tàn dư thực vật này làm phân xanh cung cấp lượng lớn phân hữu cơ cho cây trồng. Giữ cho bộ lá của cây xanh tốt và sạch bệnh bằng việc sử dụng các loại thuốc hóa học phòng ngừa sâu bệnh được cho phép. Nói tóm lại các điều bà con cần chú ý nhất để chăm sóc bảo vệ cây cà phê vào đầu mùa mưa đó là.
+ Cắt tỉa cành cho vườn cây thông thoáng.
+ Áp dụng những biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời nhất
+ Bón phân khi đất đủ ẩm, bón bổ sinh dinh dưỡng cho cây khi thấy có mưa nhiều.
+ Sử dụng các loại phân trộn có hàm lượng dinh dưỡng cao, đầy đủ, cân đối.
  • Bón phân NPK 18 – 14 – 7 – 13S + TE liều lượng bón là từ 550 – 750 kg/trên diện tích 1ha
  • Bón phân NPK 16 – 16 – 8 – 13S + Bo + Te liều lượng bón là từ 500 – 700 kg/trên diện tích 1ha
  • Bón phân NPK 17 – 14 – 7 – 13S + TE liều lượng bón là từ 550 – 750 kg/trên diện tích 1ha
Để ý năng xuất của vụ thu hoạch trước như thế nào bà con có thể điều chỉnh lượng phân bón cho vụ kế tiếp.

Đi đôi với việc bón phân là công đoạn tỉa cành, tạo hình làm thông thoáng cho vườn cây cùng những biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh. Bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng vào đầu mùa mưa là những việc làm rất cần thiết để giúp cây cà phê đạt năng xuất cao, tăng nhanh về kích thước tích lũy chất khô, tránh hiện tượng rụng trái. Giúp cây giữ được sức tăng trưởng cho vụ sau cũng nhiều trái năng xuất cao ổn định hằng năm.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê

Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Ai cũng nghĩ việc tưới cà phê rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách tưới làm sao để tăng năng suất của cà phê cũng như tiết kiệm nhất.
Tác dụng của việc tưới nước cho cây cà phê
cach tuoi nuoc cho ca phe

Đối với những vùng trồng cà phê mà điều kiện khí hậu hạn hán kéo dài trên 3-4 tháng thì biện pháp tưới nước mang ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến sự phát triển và năng suất cho cây cà phê. Tưới nước có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây cà phê đồng thời giúp cho cây nở hoa đúng mùa vụ. Sau khoảng thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa, cây được cung cấp đầy đủ nước tưới sẽ cho ra hoa rất dày và tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp của cây xảy ra rất mạnh. Đối với gia đoạn này nếu như cây thiếu nước kèm theo với nhiệt độ trong không khí cao, độ ẩm không khí thấp thì hoa cà phê sẽ phát triển bất bình thường thành hoa sao và sẽ không thụ phấn được. Đôi khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng bị thiếu nước sẽ chuyển dần thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng đi. Nếu thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này sẽ làm cho các cành hoa bị khô và chết cành.
Nguyên tắc tưới nước
cach tuoi nuoc hieu qua

Tưới đúng lúc: Nếu như tưới muộn quá thì cây sẽ bị suy kiệt rụng lá và khô cành, ngược lại nếu tưới sớm quá khi cây chưa phân hóa mầm hoa đầy đủ thì sẽ làm hoa bị nở lai rai, không tập trung gây trở ngại cho quá trình thu hoạch. Bên cạnh đó còn dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư để tưới nước.
Tưới đủ nước: Cây được cung cấp đầy đủ nước thì hoa sẽ nở tốt, nếu bị thiếu nước sẽ làm cho hoa bị héo và khô cành.
Kỹ thuật tưới nước
Kỹ thuật tưới nước

Tưới gốc: Phương pháp tưới gốc có nhiều điểm lợi như trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất ít nước, tốn ít nhiên liệu, chi phí phải trả thấp. Nếu áp dụng kỹ thuật tưới gốc thì cần phải vét sửa tạo bồn cho cây hàng năm để thuận tiện cho việc tưới cây. Bên cạnh ưu điểm thì nhược điểm của tưới gốc là tốn nhiều công sức và vận hành nặng nhọc. Đầy chính là kỹ thuật tưới cây cà phê khá phổ biến ở nước ta hiện nay.
Tưới phun mưa ( tưới béc ): Ưu điểm của phương pháp này tạo được sự mát mẻ cần thiết nhất cho cây cà phê, thao tác vận hành dễ dàng, ít tốn công lao động. Nhược điểm của phương pháp này là trang thiết bị đắt tiền, tiêu hao lượng nước tưới nhiều hơn, chi phí tưới cao hơn so với tưới gốc.
Định lượng nước tưới và chu kỳ tưới
Tùy vào điều kiện địa hình và khí hậu của từng vùng để xác định chế độ tưới phù hợp. Nhiều vùng trồng cà phê chè ở nước ta có điều kiện khí hậu khá ôn hòa, mùa khô thường không kéo dài. Vì vậy nơi đây chỉ cần tưới ít, thậm chí có nhiều năm không cần phải tưới.
Đối với những vùng khác, đặc biệt là ở Tây Nguyên thường phải tưới 3-4 lần trong mùa khô. Theo nghiên cứu thì lượng nước tưới cho cây cà phê vối trồng trên đất bazan cho thấy lượng nước tưới phù hợp như sau:
Năm 1 ( trồng mới ): 120 lít/gốc, chu kỳ tưới 22 ngày/lần.
Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, chu kỳ tưới 22-24 ngày/lần.
Năm 3 ( thu bói 2,5 tấn nhân/ha ): 320 lít/gốc, chu kỳ tưới 22-24 ngày/lần.
Một số thí nghiệm khác thực hiện trên vườn cà phê vối kinh doanh trồng cây cà thực sinh trong điều kiện được che chắn gió tốt, cà phê có năng suất trung bình từ 3,5 – 4 tấn nhân/ha. Kết quả cho thấy lượng nước tưới 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ tưới là 25 – 27 ngày/lần tùy theo độ ẩm trong đất để đảm bảo cho quá trình ra hoa, đậu quả của cây cà phê và không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa so với các lượng nước cao hơn.