Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây Hồ Tiêu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cây Hồ Tiêu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

Kỹ thuật bón phân cho cây hồ tiêu ở từng giai đoạn

Kỹ thuật bón phân cho cây tiêu đúng cách và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây tiêu


Ở Việt Nam cây hồ tiêu chủ yếu được trồng phổ biến tại các địa bàn tỉnh Tây Nguyên loại đất được trồng phổ biến là đất đỏ bazan, đất vàng đỏ, đất granit, đất xám. Cây tiêu sinh trưởng và phát triển trên các loại đất này cần cung cấp nhiều kali, lân đạm và các chất trung vi lượng khác. Tùy vào mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây tiêu mà lượng phân bón cây cần cũng ở tỷ lệ khác nhau bà con cần tìm hiểu kỹ để biết cách trồng tiêu đạt hiệu quả tối đa.

bón phân tiêu

Cây tiêu chưa cho trái ( tiêu kiến thiết cơ bản )


Là những vườn tiêu sau khi trồng và dưới 3 năm tuổi ở giai đoạn này cây chủ yếu phát triển về lá và cành, rễ. Lúc này cây cần nhiều lân và đạm hơn so với kali. Sang giai đoạn năm thứ 2 và năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch những quả đầu mùa nhưng chưa đáng kể cây vẫn chưa trưởng thành nên chúng ta bón phân như sau:

Bón lót hàng năm bằng các loại phân hữu cơ ( các loại phan chuồng, phân Komix, phân Compomix Đầu Trầu..) bón cho mỗi gốc từ 10-15kg phân chuồng, Phân compomix Đầu Trâu 2-3kg. Bón bằng cách xẻ rảnh xung quanh bồn tiêu chiêu sâu từ 15-20cm vị trí cách gốc từ 40-50cm bón phân vào đầu mùa mưa kết hợp cùng với bón phân khoáng đợt 1. Trong lúc đào rãnh bón phân cố gắng không làm đứt rễ tiêu, tránh sự xâm nhập của các tuyến trùng

Bón thúc bằng hỗn hợp NPK 20-20-15 Đầu Trâu định lượng từ 0,1-0,2 kg/ nọc/ 1 lần bón mỗi năm bón từ 3-6 lần như vậy bón vào đầu, giữa và cuối của mùa mưa. Trường hợp vườn tiêu gần nguồn nước tưới dồi dào người trồng có thể chủ động thì số lần bón phân có thể chia ra làm nhiều lần bón hơn và lượng bón  mỗi lần giảm xuống. Đến thời điểm năm thứ 3 cây tiêu bắt đầu cho thu hoạch trái đối vào lúc này chúng ta hãy điều chỉnh lại lượng phân bón một chút. Bón bổ sung thêm phân kali từ 150-250kg kaliclorua/ 1ha. bón vào lúc trước khi tiêu ra bông, sau khi trái đậu và vào lúc trái lớn. Bón kịp thời phân kali vào giai đoạn đậu trái có nhiều tác dụng có ích cho cây và năng xuất như tăng khả năng đậu trái, chất lượng hạt cũng được cải thiện rõ rệt, sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh cũng tăng cao.
< h3>Cây tiêu đã có trái và cho thu hoạch ổn định ( tiêu kinh doanh )Tiêu đã có trên 3 năm tuổi và cho thu hoạch trái ổn định qua mỗi mùa thu hoạch cây tiêu trải qua nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Đi cùng quá trình biến đổi đó thì nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng cần khác nhau. Để cải thiện tình trạng này các bà con nông dân thưởng sử dụng cách phối các loại phân ure, SA, super lân, kali lại với nhau để bón cho cây cách làm này vừa tốn công mà lại không hợp với nhu cầu dinh dưỡng của cây lúc này. Vậy cách bón đúng phương pháp nhất đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây trồng bà con cứ áp dụng cách bón sau đây

+ Bón đợt 1 sau khi vừa thu hoạch tiêu xong, đợt 2 trước khi tiêu ra hoa, đợt 3 ngay sau khi tiêu đậu trái, đợt 4 bón để cây nuôi trái. Phân hữu cơ cần cần bón trung bình cho mỗi trụ là 5-10kg/ 1 trụ bón ngay sau khi thu hoạch trái xong. Bón bằng cách xẻ rảnh cạn giữa hai nọc tiêu sau đó rải phân lên hoặc vét bồn rắc đều phân ở mép bên ngoài của bồn xới nhẹ tay rồi vun đất lấp phân lại. Những đợt bón phân sau cần chọc lỗ để rãi phân cho đều xung quanh mép bồn rồi lấp đất lại.

Bà con nên sử dụng loại phân bón Năm Sao 20-8-16+TE chất lượng tốt chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây tiêu Bón phân Năm Sao 20-8-16+TE loại chuyên dùng cho cây tiêu theo quy trình: sau khi thu hoạch bón phân thêm khoảng 1-2kg NasaSmart và 0,5-0,6 kg loại phân  20-8-16+TE Năm Sao/ 1 trụ. Trước thời điểm tiêu ra hoa rộ lượng phân bón 0,3-0,4 kg loại phân 20-8-16+TE Năm Sao/ 1 trụ. Sau khi cây bắt đầu đậu quả bón phân liều lượng từ 0,3-0,4 kg sử dụng loại 20-8-16+TE Năm Sao/ 1 trụ.

Ngoài việc sử dụng phân bón gốc ra chúng ta cũng nên bón thêm phân bón lá để tiêu đậu được nhiều trái cho năng xuất cao. Sử dụng những loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao 30-10-10+TE giúp kích thích lượng chồi phát triển mạnh nhanh ra hoa. Phun thêm phân bón có hàm lượng lân cao, các chế phẩm có hàm lượng Bor cao vào lúc tiêu ra nụ nhầm kích thích hoa nở tốt đậu được nhiều trái. Phun phân bón lá có hàm lượng cao sau khi cây đậu trái để trái lớn nhanh, ít rụng cho năng xuất và phẩm chất hạt cao.

Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Một số bệnh thường gặp trên cây tiêu và cách phòng trừ

Các loại sâu hại chính trên cây tiêu

 Bệnh Rếp Sáp (Pseudococcus citri)

Xuất hiện vào mùa nắng rệp sáp là loại sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây tiêu. Chúng thường sống tập trung gây hại ngay tại gié bông trái của cây tiêu nơi ngọn non, cuống lá, mặt bên dưới của lá tiêu. Rệp chích hút nhựa cây khi chúng ở mật độ càng cao thì cây tiêu sinh trưởng càng kém, khô cằn và héo hon dần các chùm quả bắt đầu rụng non. Các chất bài tiết của bọn rệp sáp do nấm bồ hóng phát triển bám lên cành lá làm đen cành lá giảm khả năng quang hợp của cây và làm giảm giá trị của sản phẩm

Rệp sáp hgaay hại lâu ngày ngay tại bộ rễ ở vùng cổ rễ chúng sống cộng sinh cùng với loài nấm có tên là Bornetina tồn tại trong đất kết thành lớp dày. Chúng tạo ra những khối u lớn bề mặt của chúng xù xì có màu trắng bao quanh các đoạn rễ. Rệp đủ lứa tuổi chúng bám chặt vào rễ cây tiêu chích hút những mặt rễ đã bị bong tróc trước đó làm cho bộ rễ của cây càng bị hư hại nặng hơn nữa khiến cây cằn cỗi và vàng lá. Cây đâm hoa kết trái kém rồi héo hon dân chết do nấm lây lan qua các vết thương.

Bệnh trên cây tiêu

Biện pháp phòng trừ bện rệp sáp cho cây tiêu

Thường xuyên vệ sinh vườn cây, tỉa cành, làm choái, phát dọn gọn gàng những cây trồng xen để vườn thông thoáng. Dùng thuốc trị rệp sáp chuyên dụng nhãn hiệu Maxfos 50EC liều dung 40 ml/bình dung tích 16 lít. Rệp sáp tấn công trực tiếp lên trên vùng cổ rễ hay gốc thân hãy tưới hoặc phun trực tiếp lên trên thân từ 40-50cm cho nước ngấm ướt hết phần gốc. Phun lên thân, ngọn non, mặt dưới lá, chum trái Maxfos 50ECliều dùng 40 ml/bình 16 lít để phòng trừu rệp sáp. Xử lý 2 lần cách nhau 7-10 ngày diệt lúa hoặc là rệp non mới nở trứng được che dưới bụng của những con rệp mẹ. Kiếm tra vườn thường xuyên thấy có dấu hiệu của rệp sáp thì hãy phun thuốc ngay lập tức để phòng trừ tránh lay lan trên diện rộng. Những loại thuốc có khả năng phòng trừ rệp sáp tốt như Lorsban 30EC, Applaud, Oncol 20EC...

Rệp muội đen (Toxoptera aurantil) gây hại cho cây hồ tiêu

Rệp muội đen có hai loại có cánh và không có cánh. Rệp muội đen trưởng thành không hề có cánh cơ thể chúng trần trụi có hình quả lê dài 1,5m-2mm có màu đen hoặc màu hơi đỏ. Điều kiện thời tiết nóng ẩm con rệp cái đẻ trung bình là từ 30 - 50 con và chỉ sau 10 ngàu rệp non trưởng thành và có thể đe con. Ổ rệp hình thành rất nhanh chóng

Các bệnh trên cây tiêu

Rệp muội sống tập trung ngay tại các chồi non và lá non của cây tiêu chúng chít hút các trái nhựa và làm xoăn các lá non lại với nhau khiến cây chậm phát triển. Các lá tiêu cũng cong queo và có hình dạng dị dạng. Rệp sinh sống trên cây tiêu sẽ tiết ra các chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển dẫn kiến đến. Rệp muội đen chít hút sẽ làm lây truyền virus gây bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh.

Biện pháp phòng trừ rệp muội cho cây tiêu

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ tận gốc loại rệp này Maxfos 50ECphun lá 40 ml/bình 16 lít, Permicide 50EC 15ml/bình 16 lít, Thiamax 25WDG 5 g/bình 16 lít.

Tuyến trùng gây hại trên cây tiêu

- Meloidogyne incognita là loại tuyến trùng gây hại trên cây tiêu thường gặp nhất
- Tuyến trùng có kích thước nhỏ chỉ 0,5mm chúng đục rễ và chui vào sinh sống bên trong rễ tiêu hút hết dịch cây làm bộ rễ hình thành nên các bướu rễ, rễ có bướu phát triển kém bị đen và thối không đủ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Cây bị tuyến trùng xâm nhập sẽ có hiện tượng lá màu vàng xuất hiện ở bên dưới dần dần lấn át lên phía bên trên. Ban đầu ta dễ nhầm lẫn cây bị vàng lá do thiếu phân bón, cây sinh trưởng kem xơ xác dần và sau đó chết khô
- Tuyến trùng xuất hiện tạo thành những vết thương nhỏ làm cho rễ tiêu dễ bị nhiễm nấm như Fusarium, Phytophthora, Rhizoctonia dần dần cây nhanh chết hơn.

Biện pháp phòng trừ tuyến trùng cho cây tiêu

- Không sử dụng những hom giống từ vườn cây bị bệnh
- Diệt trừ sạch các loại cỏ dại giữ cho vườn được thông thoáng. Tránh tình trạng ngập úng, thoát nước nhanh khi trời mưa
- Bón tăng cường phân chuồng cùng với phân hữu cơ đã ủ hoai mục, bón thêm vôi bột để cho đất bớt chua. Những cây bị bệnh năng cần nhổ bỏ bớt cỏ. Gom tiêu hủy hết những cây bị bệnh rắc vôi quanh gốc để khử trùng
- Phun thuốc bảo vệ thực vật Carbosan 25EC, Oncol 20EC pha 40 – 50 ml/bình 16 lít nước. Tưới thuốc vào hố mỗi hố 4-8 lít thuốc phòng ngừa bệnh tuyến trùng trước khi trồng tiêu
- Tưới thuốc vừa đủ thấm xung quanh rễ tiêu. Mỗi năm tưới hai lần vào đầu mùa hoặc là cuối mùa mưa

Những bệnh gây hại chính trên cây tiêu

Bệnh chết nhanh: Nguyên nhân chính do nấm phytophthora capsici gây ra

Bệnh xâm nhập và gây hại cho tắt cả các bộ phận của cây tiêu từ thân, hoa, lá, cành cho đến rễ, cổ rễ. Đáng lo sợ nhất là chúng làm cho cây tiêu chết hàng loạt khi bệnh xâm nhiễm vào phần rễ cũng như cổ rễ

Bệnh cây tiêu

Triệu chứng: Cây đang tươi tốt khỏe mạnh bình thường thì héo rũ nhanh, hạt tiêu bị teo lại các mạch dẫn bên trong dây tiêu thâm đen. Các đốt than cũng biến sang màu đen ngay sau đó chết hoàn toàn nọc tiêu chỉ trong 1 - 2 tuần ủ bệnh

Biện pháp phòng trừ bệnh chết nhanh cho cây tiêu

Khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu bên trên thì có nghĩa là 2 - 3 tháng trước đó cây đã bị nấm xâm hại. Cần phải kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ cùng lúc từ khi thiết kế vườn đến công đoạn chuẩn bị cây giống vì nếu để bệnh lây lan rộng mới mua thuốc để phòng trừ thì rất khó mà cứu chữa kịp thời.
- Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh trước đó, chọn ra những giống tiêu có khả năng chóng chọi với bệnh tật tốt chẳng hạn như giống Lada Belantung
- Chọn loại đất tơi xốp để trồng tiêu độ sau 50-60cm và đảm bảo cho nó không bị đọng nước. Thiết kế vườn sao cho chúng dễ dàng thoát nước ra ngay sau khi có mưa to
- Vệ sinh vườn tiêu thường xuyên, làm sạch cỏ dại cắt bỏ bớt các loại lá già, các dây lươn tại gốc tiêu để cho vườn được thông thoáng
- Bón các loại phân hữu cơ đã ủ hoai mục trước đó từ 15-20kg/ gốc
- Trong quá trình làm cỏ, bón phân chăm sóc cho vườn tiêu cần tránh gây thương tích cho những gốc tiêu đang bị thương hạn chế sự xâm nhập của nấm để chúng không có khả năng gây hại
- Những cây bị bệnh quá nặng cần loại bỏ nhặt hết rễ của chúng tiêu hủy đi và rắc vôi xung quanh gốc để diệt trừ tận gốc các mầm bệnh
- Phun thuốc Eddy 72WP (50 g/bình 16 lít) hoặc thuốc Norshield 86.2 WG + Phytocide 50WP (50 g + 30 g/bình 30 lít) rửa vườn và quét sạch gốc ngay sau khi thu hoạch. Tưới thuốc lên gốc vùng cổ rễ ( 2-3/ 1 tuần)

Bệnh chết chậm trên cây tiêu

Nguyên nhân của bệnh chết chậm: do nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporum gây ra tác nhân là rệp sáp và tuyến trùng chúng tấn công vào bộ rễ của tiêu. Qua một thời gian dài chúng làm tổn thương bộ rễ của tiêu với điều kiện thời tiết độ ẩm cao, nhiệt độ thấp chúng phát tán mạnh làm lá chuyển vàng gốc thối, đốt thân rụng dần.


- Biểu hiện của bệnh là nấm làm cho rễ của cây non chết dần không có khả năng hấp thu được chất dinh dưỡng, sinh trưởng kém và rụng lá thường xuyên. Lá và đốt của cây tiêu rụng từ gốc lên đến ngọn khi bệnh nặng dấu hiệu thường thấy là toàn bộ gốc và rễ tiêu bị thâm đen sau đó chết khô dần dần. Bệnh kéo thời gian khá lâu tầm khoảng 6 tháng có khi đến vài năm trước khi cây tiêu bị hư hại toàn phần vì vậy mà bệnh này được gọi là bệnh chết chậm
- Bệnh chết chậm thường xuất hiện trên những cây tiêu được chăm sóc kém, ít bón phân hữu cơ, đất chua, thoát nước kém, không thoáng khí

Biện pháp điều trị và phòng trừ bệnh chết nhanh cho cây tiêu

Khi phát hiện ra bênh chết chậm xuất hiện trên vườn tiêu các bà con nông dân cần phải khoang vùng lại điều trị cho dứt điểm. Lấy vôi bột rải quanh khu vườn, dọn vườn thường xuyên, cắt tỉa những cây trồng xen cho vườn thông thoáng

Không làm sây sát thân để nấm không có điều kiện xâm nhập, tạo hệ thống thoát nước tốt vào mùa mưa. Tưới gốc thường xuyên vào mùa mưa bằng Keviar 325SC (25ml/bình 16 lít) hoặc Norshield 86.2WG (50 g/30 lít) mỗi tháng một lần.

Xem thêm nhiều kiến thức hay tại: http://vieneakmat.blogspot.com/

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Cách trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Kỹ thuật chăm sóc và trồng cây hồ tiêu đạt năng suất cao nhất áp dụng khoa học kỹ thuật và trồng trọt

Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng tiêu xuất khẩu hàng đầu thế giới. Vì vậy, giá thành hiện tại của tiêu khá cao mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân. Nhưng để trồng và chăm sóc loại cây này một cách tốt thì người trồng tiêu nhất thiết cần phải phải nắm vững một số biện pháp khoa học kỹ thuật.
ky thuat trong tieu

Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau như trụ xi-măng, trụ gỗ, trụ bê tông và các loại cây thân gỗ làm trụ sống. Bên cạnh đó, bà con cũng cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu cho năng suất cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu hiện nay

Một số thông tin cơ bản về cây hồ tiêu
Các loại giống tiêu
Tiêu có nhiều nguồn giống như: Tiêu Ấn Độ, Phú Quốc, Vĩnh Linh…Tùy vào từng loại đất của từng vùng mà bà con lựa chọn cho mình giống tiêu phù hợp.
Cách chọn giống
Thường thì bà con nên lựa chọn giống tiêu trên các cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh gây hại, có thể chọn giống tiêu lươn hoặc tiêu ác. Tùy vào điều kiện đất trồng và điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn giống tiêu Ấn Độ hoặc giống tiêu Vĩnh Linh.
Trụ tiêu

Tiêu là loại thân dây leo mọc thẳng đứng nên có thể sống ở trên các loại trụ đứng khác nhau, có thể là trụ gỗ, trụ bê tông hay trụ bằng cây sống…
Nọc gỗ: có đường kính, độ cao tùy thuộc vào cách mà bà con sử dụng, tốt nhất nên chọn loại trụ có đường kính tương đối để có thể tồn tại được thời gian dài ( đường kính từ 20 – 25 cm và chiều cao khoảng 3 – 4 m ).
Cây nọc sống: Lựa chọn các loại cây đa niên, nhưng chủ yếu phải lựa chọn những cây sinh trưởng nhanh, rể cọc ăn sâu ít, không bị thay vỏ, ít sâu bệnh như các cây sau: cây muồng đen, cây lồng mức, cây hông…
Trồng tiêu
Cách đào hố trồng tiêu: Đào 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi 1 hố trồng 1 dây tiêu hoặc 1 bầu tiêu. Kích thước mỗi hố khoảng 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụ tạm từ 10 – 15 cm, đặt sao cho tâm hố cách cây trụ sống từ 40 – 50 cm. Hoặc bà con có thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2 dây tiêu hoặc 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố.

Mỗi trụ tiêu bà con nên bón lót từ 10 – 20 kg phân chuồng, 0,2 – 0,5 kg phân lân, 0,2 – 0,3 kg vôi bột, trộn đều phân với lớp đất trên bề mặt và lấp xuống hố. Nên xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng các loại thuốc đặc hiệu như Confidor 100SL 0,1%, liều lượng 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, liều lượng 20 – 30 g/hố.
Che bóng cho cây non: đối với những cây tiêu con mới trồng, bà con cần phải che bóng mát cho cây bằng các vật liệu đơn giản như dùng cỏ, rác, lá dừa…cách này cũng giúp tiêu tránh được gió, ánh nắng…
Làm sạch cỏ xới xáo: Bà con nên làm cỏ sạch xung quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu vì nếu làm động rễ thì tiêu sẽ rất dễ chất, nên xới gốc 50 – 60 cm. Nếu cỏ mọc xung quanh gốc tiêu thì ta nên dùng tay để nhổ cỏ, tránh gây động tới rế và tổn thương cây.
Tưới nước và chống ngập úng cho tiêu
Vào những ngày trời nắng nóng cần phải tưới nước đầy đủ thường xuyên cho tiêu, kết hợp với các biện pháp che chắn hợp lý và tủ gốc giữ ấm cho tiêu. Đối với các hộ kinh doanh thì việc tưới nước cho tiêu cũng có phần khác hơn. Trong thời kỳ này, nhất là khi thu hoạch, chỉ tưới nước cho tiêu khi thật cần thiết, đủ cho cây sống và chịu được cho mùa khô hạn để chờ mùa mưa sắp đến.
Bón phân
Phân hữu cơ: Được bón hàng năm với liều lượng 30 – 40 m3/ha. Thời gian đầu mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh gốc tiêu, mép rãnh nên cách mép tán tiêu từ 15 – 20 cm, sâu 5 – 10 cm, rộng 15 – 20 cm và sử dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục hoàn toàn, bón xong phải lấp đất lại. Khi đào rãnh bón phân cần hạn chế tối đa đến việc làm tổn thương bộ rễ tiêu.
Phân khoáng: Sử dụng loại phân NPK Đầu Trâu có thành phần dưỡng chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây tiêu, đặc biệt nên chú ý tới các loại vi lượng có trong phân. Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng phân bón từ 4 – 6 lần/năm. Lượng phân bón ở thời kỳ kinh doanh nên bón 4 lần/năm vào các thời điểm sau thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.