Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng Dẫn Kỹ Thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hướng Dẫn Kỹ Thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bơ đạt năng suất tốt nhất

Kỹ thuật chăm sóc bơ tốt nhất hiện nay mang đến cho bà con những vụ mùa bội thu

hinh cay bo

- So với các loại cây trồng khác thì bơ booth 7 được đánh giá là loài cây khá dễ trồng, bơ có khả năng thích nghi với điều kiện sống cao, có khả năng chống chịu tốt với sự bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng.
- Bơ là giống quả có nhiều chất dinh dưỡng, ngoài vấn đề dinh dưỡng thì bơ còn là một loại trái cây sạch an toàn cho người tiêu dùng. Do bơ có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hại hay côn trùng hút chích bơ, ngoài ra bơ còn không bị ảnh hưởng độc hại do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Một số kỹ thuật trồng và chăm sóc bơ.


Đất trồng dành cho cây bơ

- Cây bơ là giống cây được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên loại đất phù hợp nhất để bở sinh trưởng đạt năng suất cao nhất đó là loại đất đỏ bazan. Địa hình đất trồng bơ yêu cầu phải thoát nước tốt, đây chính là lý do mà miền Tây Nam Bộ khó phát triển bơ được. Độ pH trong đất phải từ 5 – 6, nếu trồng trên đất có cây cà phê thì cần phải bón thêm vôi. Ở những vùng đất quá dốc thì thiết kế theo đường đồng mức, tạo bang để hạn chế xói mòn.


Lựa chọn giống bơ để trồng

- Cây bơ được trồng từ hạt phân ly rất lớn trên nhiều tính trạng và chất lượng quả. Khi trồng phải chọn những cây ghép có chất lượng giống đạt chuẩn, cây phải sinh trưởng khỏe, chống chịu được sâu bệnh, năng suất đạt cao, dạng quả và chất lượng quả phải đảm bảo được yêu cầu thị trường trong nước và phù hợp với một số tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống bơ khác nhau, tuy nhiên bà con nên lưu ý chọn lựa những giống bơ trồng ở địa điểm mua uy tín để đảm bảo về chất lượng quả lâu dài.


Mật độ và cách trồng bơ hiệu quả nhất


- Để đạt hiệu quả cao trong quá trình trồng bơ, bà con nên lưu ý một số kỹ thuật sau:
Điều kiện trồng thuần bơ, nên thiết kế khoảng cách trồng cách 8m x 7m hoặc 9m x 6m, trồng xen kết hợp che bóng, nếu chắn gió cho cà phê thì thiết kế 9m x 9m hoặc 9m x 12m, đối với vườn trồng cà phê nên hạn chế tối đa trồng xen bơ ở những khoảng đất trồng nơi ngã tư.
- Hố đào 60 x 60 x 60cm, bón lót phân cho mỗi hố khoảng 15 – 20kg phân chuồng hoai (giúp bổ sung mem vi sinh), 0,5kg phân lân Ninh Bình, rải 0,3 – 0,5kg vôi.
Khi trồng bơ trong bịch, phải dùng dao rạch vòng tròn bỏ đáy túi ni lông, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, rạch dọc từ dưới đáy lên 10cm, đặt mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm có ngọn quay về với hướng gió và lấp đất ½ bầu cây, chú ý rút túi ni lông từ từ kết hợp với lấp đất và nén đất xung quanh bề mặt bầu đất. Bơ mới trồng cần phải che chắn nắng, cắm cọc cẩn thận.

Phân bón dành cho cây bơ

- Đối với cây con, phải bón phù hợp từ 4 – 5 lần/năm, liều lượng bón tùy thuộc vào độ tuổi của cây. Khi cây bắt đầu cho ra quả, nhu cầu phân Kali cao hơn, và lượng bón ổn định ở năm thứ 9, thứ 10. Các giai đoạn phát triển của giống bơ nghịch mùa khác hẳn so với cây cà phê nên cần phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho cây phù hợp theo từng giai đoạn phát triển.
- Giai đoạn cây phát triển cần bổ sung vôi và phân hữu cơ cho cây, phun bổ sung phân qua lá như sử dụng phân bón lá cao cấp Alpha Super, Antonic, Thần Dược giai đoạn KTCB hoặc sau bón lần 1 và lần 3. Dùng Grow More trước và sau bón lần 4.

Quy trình tỉa cành tạo lá cho bơ


- Quy trình này tiến hành 2 – 3 lần/năm, giai đoạn KTCB hoặc 1 lần sau khi thu hoạch, chú ý nên tỉa cành chồi của gốc ghép, tỉa những cành bị sâu bệnh nằm sát đất, tỉa trống gốc nâng dần độ cao, tạo tán tròn đều thông thoáng đôi khi chênh lệch về hướng gió lớn. Nên loại bỏ hoa ra trong những năm đầu để cây có đủ sức phát triển. Ở những cây còn nhỏ, chưa có sự phát triển ổn định, điều kiện chăm sóc kém, thiếu nước, nếu cắt tỉa không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cây và sẽ làm cây ra lệch mùa so với đặc tính giống.

Cách tủ và tưới gốc


- Cây bơ cần có lượng nước tưới đầy đủ và tưới nhiều lần. Lượng tưới có thể từ 10 – 15 ngày/lần, kết hợp với tủ gốc cho bơ vào mua khô, lượng nước tưới không cần quá đẫm hay đầy bồn, bón thêm phân cho bơ khoảng 2 lần vào mùa khô.

Cách phòng trừ sâu, bệnh cho cây bơ


- Đối với cây bơ, thiệt hại do bệnh còn nguy hiểm hơn so với sâu hại và nên quản lý theo hướng IPM ( hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật ), nên canh tác cải tạo vườn bơ thông thoáng , dọn sạch tàn dư, hạn chế vườn cây ẩm ướt và phun thuốc phòng vệ cục bộ.

- Một số bệnh hại phổ biến trên cây bơ:
Bệnh thối rể, nứt thân do nấm Phytophthrora cinamoni gây ra, thường ở các chân đất ẩm ướt, thủy cấp cao, do nấm xâm nhập làm hư rể cọc, sau đó nấm lan rộng ra phá hủy toàn bộ rễ cây làm cây chết rụi. Cây bị bệnh thường có biểu hiện tán lá xơ xác, lá cây đổi dần sang màu xanh nhạt rồi rụng, cành chết từ ngọn xuống thân chính.

- Bệnh khô cành do nấm Colletotrichum cloeosporiodes gây ra, loại nấm này xâm nhập vào trên cành làm cành cây khô chết. Đối với trái già, nấm xâm nhập qua vết thương trên trái, làm cho trái bị nhũn. Ngoài ra bệnh này con do ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp trong thời gian dài gây ra, hiện tượng này thường xuất hiện đối với những cây mới trồng có tán lá thưa.

- Để có một vụ mùa bội thu thì bà con nên chú trọng đến giống bơ vì đây sẽ quyết định đến sản lượng của cây bơ.


Cảm ơn mọi người đã ủng hộ Blog viện eakmat trong thời gian qua.

Cách trồng cây và chăm sóc Mac-ca

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây mắc ca để có một vụ mùa bội thu

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều vùng trồng cây mắc ca, song diện tích đất trồng mắc ca thường tập chung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Theo như thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng số diện tích đất trồng mắc ca ở Tây Nguyên ở vào khoảng 1.645 ha. Vùng Tây Bắc thì diện tích vùng trồng mắc ca chưa lớn, chỉ chủ yếu trồng tập trung tại Sơn La, Điện Biên và hiện đang còn 1 số tỉnh đang gieo trồng thử nghiệm.
Điều kiện gây trồng mắc ca

Thông thường mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình từ 20-25 độ C, lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.500-2.500mm, nhiệt độ nóng trung bình trong ngày không quá 35-38 độ C và nhiệt độ lạnh trung bình trong ngày không thấp dưới 5 độ C.
Mắc ca có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau, nhưng loại đất cho cây phát triển tốt nhất phải là dạng đất thịt nhẹ, có khả năng thoát nước tốt, tầng đất phải sâu và ẩm. Tuyệt đối không được trồng mắc ca trên các vùng đất nhiễm mặn, đất bị ngập nước và hạn chế trồng trên loại đất có nhiều đá ong, tầng đất mỏng. Theo nghiên cứu thống kê trên cả nước có khoảng 25.000 ha đất có thể trồng loại cây mắc ca này.
Tây Nguyên là nơi có đầy đủ các tính chất phù hợp nhất cho cây mắc ca phát triển, trong khi đó thì vùng Tây Bắc và Đông Bắc cũng có thể trồng mắc ca nhưng lại không thật sự phù hợp để cây phát triển tốt nhất bởi vì nơi đây thường xuyên bị gió Lào, có sương muối và là nơi dễ bị ảnh hưởng của bão, mưa phùn vào vụ xuân.
Cách chọn giống cây mắc ca

Cây mắc ca đã được Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam nghiên cứu và trồng thử nghiệm vào năm 1994 và được trồng khảo nghiệm từ năm 2002 ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Từ năm 2001, Bộ Nông Nghiệp – PTNT đã gieo trồng và công nhận các loại giống như: OC, 246 và 816 cho các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng trung du phía Bắc. Ngoài ra còn nghiên cứu giống tiến bộ kỹ thuật Daddow    và 842 cho các vùng trung du miền Bắc.
Mắc ca là loài cây chỉ dùng để lấy quả nên bà con nông dân cần sử dụng những dòng cây đã lai ghép của các loại giống chuẩn đã được công nhận, phải chú ý chọn những cây có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để trồng, không nên trồng cây từ hạt ( cây thực sinh ) hoặc những cây không rõ nguồn gốc vì những cây không được kiểm định về chất lượng thì sẽ rất lâu cho ra quả, cho quả ít, chất lượng quả kém, quả bé và không đồng đều. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của người trồng. Khi chọn giống bà con nên lưu ý, cây ghép phải được đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, cây phải có chiều cao từ 60cm trở lên, cây khỏe mạnh không bị sâu bệnh, lá cây phải xanh, vết ghép phải liền và cành ghép phát triển tốt.
Môi trường chăm sóc cây mắc ca sau khi ghép rất thích hợp với phương pháp phủ ni-lông trắng và không tưới trong thời gian khoảng 40 ngày. Thời hẹn ghép cũng phải đúng quy trình kỹ thuật, thời gian ghép thích hợp vào khoảng tháng 1-3 và tháng 9-12.

Phương thức gây trồng cây mắc ca


Có thể trồng mắc ca thuần loài hoặc trồng xen kẽ với cây nông nghiệp. Ở vùng Tây Nguyên mắc ca có thể trồng xen canh với cây cà phê cũng rất tốt, vì khi chăm sóc cây cà phê thì bà con cũng có thể chăm sóc tốt cho cây mắc ca.
Trong thời gian 1 năm đầu sau khi trồng bà con nên kiểm tra thường xuyên cây mắc ca để cắt bỏ các chồi gốc cạnh tranh với cành ghép, cắt bỏ dây ghép để cây phát triển tốt và trồng dặm những cây bị chết. Ngoài ra, sự phát triển và sinh trưởng tốt của cây mắc ca phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn giống của bà con.

Kỹ thuật trồng cây mắc ca


Hầu hết vườn quả mắc ca phải trồng xen canh, mật độ trung bình 224 cây/ha (7x6m). Hố trồng cây phải rộng, có chiều sâu tối thiểu 80cm. Trước khi trồng cây phải bón lót phân chuồng, khoảng 50 kg/hố hoặc có thể bón phân vi sinh 10kg/hố và phân lân 0,5-1 kg/hố.
Quá trình bón phân cũng phải tuân theo một số kỹ thuật nhất định, khi bón lót phải trộn đều phân với đất trước khi trồng. Hàng năm phải bón thêm phân NPK và phân hữu cơ. Bón thêm phân bổ sung với lượng là 200g đạm ( bón vào tháng 9-10 ), 1.000g lân ( bón vào tháng 11-12 )và 200-400g kali ( vào tháng 2-3 ). Cây cần cắt tỉa tạo thành tán tròn đều, phải duy trì nước tưới cho cây vào mùa khô       để đảm bảo quá trình phát triển tốt của quả.
Trên đây là một số kỹ thuật trồng và chăm sóc Mac-ca áp dụng theo quy trình khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay giúp cho bà con có thể trồng và chăm sóc vườn cây của mình một cách hiệu quả nhất.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Cách trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Kỹ thuật chăm sóc và trồng cây hồ tiêu đạt năng suất cao nhất áp dụng khoa học kỹ thuật và trồng trọt

Hiện nay Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng tiêu xuất khẩu hàng đầu thế giới. Vì vậy, giá thành hiện tại của tiêu khá cao mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân. Nhưng để trồng và chăm sóc loại cây này một cách tốt thì người trồng tiêu nhất thiết cần phải phải nắm vững một số biện pháp khoa học kỹ thuật.
ky thuat trong tieu

Hồ tiêu được trồng trên nhiều loại trụ khác nhau như trụ xi-măng, trụ gỗ, trụ bê tông và các loại cây thân gỗ làm trụ sống. Bên cạnh đó, bà con cũng cần nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc tiêu cho năng suất cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu hiện nay

Một số thông tin cơ bản về cây hồ tiêu
Các loại giống tiêu
Tiêu có nhiều nguồn giống như: Tiêu Ấn Độ, Phú Quốc, Vĩnh Linh…Tùy vào từng loại đất của từng vùng mà bà con lựa chọn cho mình giống tiêu phù hợp.
Cách chọn giống
Thường thì bà con nên lựa chọn giống tiêu trên các cây phát triển khỏe mạnh, không bị sâu bệnh gây hại, có thể chọn giống tiêu lươn hoặc tiêu ác. Tùy vào điều kiện đất trồng và điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn giống tiêu Ấn Độ hoặc giống tiêu Vĩnh Linh.
Trụ tiêu

Tiêu là loại thân dây leo mọc thẳng đứng nên có thể sống ở trên các loại trụ đứng khác nhau, có thể là trụ gỗ, trụ bê tông hay trụ bằng cây sống…
Nọc gỗ: có đường kính, độ cao tùy thuộc vào cách mà bà con sử dụng, tốt nhất nên chọn loại trụ có đường kính tương đối để có thể tồn tại được thời gian dài ( đường kính từ 20 – 25 cm và chiều cao khoảng 3 – 4 m ).
Cây nọc sống: Lựa chọn các loại cây đa niên, nhưng chủ yếu phải lựa chọn những cây sinh trưởng nhanh, rể cọc ăn sâu ít, không bị thay vỏ, ít sâu bệnh như các cây sau: cây muồng đen, cây lồng mức, cây hông…
Trồng tiêu
Cách đào hố trồng tiêu: Đào 2 hố 2 bên cây trụ tạm, mỗi 1 hố trồng 1 dây tiêu hoặc 1 bầu tiêu. Kích thước mỗi hố khoảng 40cmx40cmx50cm, mép hố cách trụ tạm từ 10 – 15 cm, đặt sao cho tâm hố cách cây trụ sống từ 40 – 50 cm. Hoặc bà con có thể đào 1 hố với kích thước 60cmx60cmx50cm để trồng 2 dây tiêu hoặc 2 bầu tiêu vào cùng 1 hố.

Mỗi trụ tiêu bà con nên bón lót từ 10 – 20 kg phân chuồng, 0,2 – 0,5 kg phân lân, 0,2 – 0,3 kg vôi bột, trộn đều phân với lớp đất trên bề mặt và lấp xuống hố. Nên xử lý đất trong hố trước khi trồng bằng các loại thuốc đặc hiệu như Confidor 100SL 0,1%, liều lượng 0,5 lít/hố hoặc Basudin 10H, liều lượng 20 – 30 g/hố.
Che bóng cho cây non: đối với những cây tiêu con mới trồng, bà con cần phải che bóng mát cho cây bằng các vật liệu đơn giản như dùng cỏ, rác, lá dừa…cách này cũng giúp tiêu tránh được gió, ánh nắng…
Làm sạch cỏ xới xáo: Bà con nên làm cỏ sạch xung quanh gốc và giữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu vì nếu làm động rễ thì tiêu sẽ rất dễ chất, nên xới gốc 50 – 60 cm. Nếu cỏ mọc xung quanh gốc tiêu thì ta nên dùng tay để nhổ cỏ, tránh gây động tới rế và tổn thương cây.
Tưới nước và chống ngập úng cho tiêu
Vào những ngày trời nắng nóng cần phải tưới nước đầy đủ thường xuyên cho tiêu, kết hợp với các biện pháp che chắn hợp lý và tủ gốc giữ ấm cho tiêu. Đối với các hộ kinh doanh thì việc tưới nước cho tiêu cũng có phần khác hơn. Trong thời kỳ này, nhất là khi thu hoạch, chỉ tưới nước cho tiêu khi thật cần thiết, đủ cho cây sống và chịu được cho mùa khô hạn để chờ mùa mưa sắp đến.
Bón phân
Phân hữu cơ: Được bón hàng năm với liều lượng 30 – 40 m3/ha. Thời gian đầu mùa mưa, đào rãnh vành khăn quanh gốc tiêu, mép rãnh nên cách mép tán tiêu từ 15 – 20 cm, sâu 5 – 10 cm, rộng 15 – 20 cm và sử dụng phân bón hữu cơ đã hoai mục hoàn toàn, bón xong phải lấp đất lại. Khi đào rãnh bón phân cần hạn chế tối đa đến việc làm tổn thương bộ rễ tiêu.
Phân khoáng: Sử dụng loại phân NPK Đầu Trâu có thành phần dưỡng chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây tiêu, đặc biệt nên chú ý tới các loại vi lượng có trong phân. Thời kỳ kiến thiết cơ bản chia lượng phân bón từ 4 – 6 lần/năm. Lượng phân bón ở thời kỳ kinh doanh nên bón 4 lần/năm vào các thời điểm sau thu hoạch quả, đầu, giữa và cuối mùa mưa.

Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê

Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê tiết kiệm và hiệu quả nhất.

Ai cũng nghĩ việc tưới cà phê rất đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách tưới làm sao để tăng năng suất của cà phê cũng như tiết kiệm nhất.
Tác dụng của việc tưới nước cho cây cà phê
cach tuoi nuoc cho ca phe

Đối với những vùng trồng cà phê mà điều kiện khí hậu hạn hán kéo dài trên 3-4 tháng thì biện pháp tưới nước mang ý nghĩa rất quan trọng quyết định đến sự phát triển và năng suất cho cây cà phê. Tưới nước có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cây cà phê đồng thời giúp cho cây nở hoa đúng mùa vụ. Sau khoảng thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa, cây được cung cấp đầy đủ nước tưới sẽ cho ra hoa rất dày và tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp của cây xảy ra rất mạnh. Đối với gia đoạn này nếu như cây thiếu nước kèm theo với nhiệt độ trong không khí cao, độ ẩm không khí thấp thì hoa cà phê sẽ phát triển bất bình thường thành hoa sao và sẽ không thụ phấn được. Đôi khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng bị thiếu nước sẽ chuyển dần thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng đi. Nếu thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này sẽ làm cho các cành hoa bị khô và chết cành.
Nguyên tắc tưới nước
cach tuoi nuoc hieu qua

Tưới đúng lúc: Nếu như tưới muộn quá thì cây sẽ bị suy kiệt rụng lá và khô cành, ngược lại nếu tưới sớm quá khi cây chưa phân hóa mầm hoa đầy đủ thì sẽ làm hoa bị nở lai rai, không tập trung gây trở ngại cho quá trình thu hoạch. Bên cạnh đó còn dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư để tưới nước.
Tưới đủ nước: Cây được cung cấp đầy đủ nước thì hoa sẽ nở tốt, nếu bị thiếu nước sẽ làm cho hoa bị héo và khô cành.
Kỹ thuật tưới nước
Kỹ thuật tưới nước

Tưới gốc: Phương pháp tưới gốc có nhiều điểm lợi như trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất ít nước, tốn ít nhiên liệu, chi phí phải trả thấp. Nếu áp dụng kỹ thuật tưới gốc thì cần phải vét sửa tạo bồn cho cây hàng năm để thuận tiện cho việc tưới cây. Bên cạnh ưu điểm thì nhược điểm của tưới gốc là tốn nhiều công sức và vận hành nặng nhọc. Đầy chính là kỹ thuật tưới cây cà phê khá phổ biến ở nước ta hiện nay.
Tưới phun mưa ( tưới béc ): Ưu điểm của phương pháp này tạo được sự mát mẻ cần thiết nhất cho cây cà phê, thao tác vận hành dễ dàng, ít tốn công lao động. Nhược điểm của phương pháp này là trang thiết bị đắt tiền, tiêu hao lượng nước tưới nhiều hơn, chi phí tưới cao hơn so với tưới gốc.
Định lượng nước tưới và chu kỳ tưới
Tùy vào điều kiện địa hình và khí hậu của từng vùng để xác định chế độ tưới phù hợp. Nhiều vùng trồng cà phê chè ở nước ta có điều kiện khí hậu khá ôn hòa, mùa khô thường không kéo dài. Vì vậy nơi đây chỉ cần tưới ít, thậm chí có nhiều năm không cần phải tưới.
Đối với những vùng khác, đặc biệt là ở Tây Nguyên thường phải tưới 3-4 lần trong mùa khô. Theo nghiên cứu thì lượng nước tưới cho cây cà phê vối trồng trên đất bazan cho thấy lượng nước tưới phù hợp như sau:
Năm 1 ( trồng mới ): 120 lít/gốc, chu kỳ tưới 22 ngày/lần.
Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, chu kỳ tưới 22-24 ngày/lần.
Năm 3 ( thu bói 2,5 tấn nhân/ha ): 320 lít/gốc, chu kỳ tưới 22-24 ngày/lần.
Một số thí nghiệm khác thực hiện trên vườn cà phê vối kinh doanh trồng cây cà thực sinh trong điều kiện được che chắn gió tốt, cà phê có năng suất trung bình từ 3,5 – 4 tấn nhân/ha. Kết quả cho thấy lượng nước tưới 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ tưới là 25 – 27 ngày/lần tùy theo độ ẩm trong đất để đảm bảo cho quá trình ra hoa, đậu quả của cây cà phê và không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa so với các lượng nước cao hơn.