Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Kỹ thuật làm cành tạo hình mang lại năng suất cao cho cây cà phê

Việc làm cành cho cây cà phê là công đoạn khá quan trọng không nó giúp cho cây sinh trưởng tốt mang lại năng suất cao cho cây trồng. Tỉa cành giúp cây loại bỏ được những cành sâu bệnh, những cành chồi không mang quả nhưng lại cạnh tranh chất dinh dưỡng với những cành cây mang quả.


Với một kỹ thuật cắt tỉa cành cho thật hợp lý sẽ giúp cho cây cà phê hồi sức nhanh sau khi thu hoạch trái. Kích thước trái to hơn qua đó cũng có thể hạn chế được một số loại sâu bệnh gây hại suất hiện trong vườn cây nhà bạn. Hãy cùng chúng tôi tham khảo quy trình kỹ thuật cắt tỉa cành và tạo hình cho cây cà phê.

Kỹ thuật cắt tỉa cành cho cây cà phê đạt năng suất cao tuyệt đối

Mỗi năm chúng ta cần tiến hành tỉa cành và tạo hình cho cây cà phê 2 lần trong năm để giúp cho cây sinh trưởng được tốt hơn.


*  Lần thứ nhất là lúc cây vừa thu hoạch trái xong chúng ta tiến hành làm cành để giúp cây trồng loại bỏ được những cành vô hiệu ngay từ thời điểm đầu tiên. Để cây phục hồi nhanh và từ đó kích thích được những mầm ngũ phát triển thành các cành thứ cấp. Cắt tỉa cành đúng lúc vào đúng thời điểm sẽ kích thích được các mầm hoa phát triển một cách nhanh chóng. Trường hợp bà con cắt cành không đúng thời điểm quá sớm hoặc là quá muộn cây sẽ phát sinh một số cành thứ cấp không ra hoa nhiều. Khi cắt cành ở thời điểm quá muộn cây ra hoa sẽ làm ảnh hưởng đến hoa như rụng hoa...

- Trường hợp sau khi thu hoạch xong cây kiệt sức và có nhiều cành khô lúc này bà con không nên cắt cành ngay lập tức. Cần để thời gian cho cây phục hồi sau đến mùa mưa khi lá bắt đầu xanh thì hãy tiến hành làm cành.

- Ở đợt cắt cành đầu tiên chúng ta tiến hành cắt từ trên xuống dưới, từ bên trong ra bên ngoài việc làm này sẽ giúp cho bà con có thể bao quát được toàn bộ cây. Không cắt sót những cành cây cần phải loại bỏ, vậy những cành cây cà phê nào là cành cần được loại bỏ

+ Những cành cây cà phê khô, những cành già cỗi không có sức sống, những cành không có lá, cành cây bị sâu bệnh thì cần loại bỏ chúng ngay.
+ Các cành cà phê thứ cấp có hướng mọc phía bên trong tán lá, không có hướng ra ngoài. Các cành cây mọc thẳng đứng có hướng lên trên hoặc là hướng xuống chúng ta cũng đều cần phải loại bỏ. Những cành cây này sẽ ảnh hướng lớn đến việc tạo hình cũng như gây khó khăn cho việc thu hoạch. Các cành cây mọc thành chùm với nhau cũng cần được loại bỏ.
+ Những cành cây thứ cấp nằm phía trên cùng của tán cũng cần phải loại bỏ tạo điều kiện để cho ánh sáng chiếu trực tiếp vào tán cây, làm cho vườn cây có thể thông thoáng hơn
+ Những cành cà phê già cỗi những vẫn cho trái bạn cũng cần phải cắt bỏ đi để tập trung chất dinh dưỡng cây nuôi những cành thứ cấp khác.

* Lần thứ hai:


- Thời điểm cắt tỉa cành là vào tháng 6-7 đây là giai đoạn giữa mùa mưa lúc này cây đã được phục hồi hoàn toàn và đang nuôi trái. Thời điểm này bà con nên cắt đi những cành thưa bỏ đi, những cành cây còn sót trong lần cắt cành thứ nhất. Những cành cây bị sâu bệnh cũng cần được loại bỏ luôn. Giai đoạn này cành bà con tỉa vừa phải không nên tỉa nhiều vì tỉa nhiều quá sẽ khiến cây giảm năng suất cho vụ mùa kế tiếp. Trong lúc tỉa cành thưa cần loại bỏ luôn những cành cây mọc ngược, những cành cây mọc thẳng đứng, các cành cây mọc chen chúc lẫn nhau trên cùng một đốt hay những cành mọc trong cùng của tán lá.

- Khi cà phê bước vào thời kì kiến thiết cơ bản bà con không nhất thiết phải quá chú trọng vào việc làm cành cho cây mà nên chú ý đến việc tạo tán. Không được loại bỏ các cành thứ cấp mà hãy duy trì việc lặt những cành tăm để cây phát triển nhanh hơn và ổn định trở thành các cành thứ cấp.

- Kéo được dùng để cắt cành là kéo sạch bệnh, kéo đã dùng cắt những cành cây bị bệnh không nên sử dụng tiếp để cắt ở những cây bị bệnh như vậy bệnh sẽ lây lan. Những cành cây có dấu hiệu bị dị dạng, bị cong có màu sắc khác thường cũng cần phải cắt và loại bỏ chúng ngay lập tức.

tạo hình mang cà phê

Kỹ thuật tạo hình cho cây cà phê

* Tạo hình nhiều thân không hãm ngọn

- Nguyên tắc: Để cây cho sinh trưởng bình thường và nuôi từ 4-6 thân trên một gốc ngọn không hãm. Trái được thu hoạch chủ yếu trên những cành cây cơ bản các cành cây này cũng được cắt bỏ ngay sau 2-3 vụ thu hoạch.

- Cách thực hiện: Bấm ngọn ở vị trí thấp sau đó nuôi nhiều thân chúng ta trồng nghiêng hoặc là uốn cong thân để kích thích cho cây phát triển chồi. Cứ mỗi năm tiến hành cưa luân phiên 1-2 thân đã bị già cỗi và nuôi tầm khoảng 1-2 thân cây mới để thây thế

- Ưu điểm: Cách làm đơn giản không phải tốn công nhiều cho việc cắt tỉa cành hàng năm. Chi phí để thực hiện thấp ở những vùng không có công lao động người dân thường sử dụng phương pháp tạo hình này cho cây.

- Nhược điểm:  Vì phải để nhiều thân cho nên chu kỳ khai thác của một thân ngắn năng suất của toàn vườn cây không được ổn định


* Tạo hình chỉ 1-2 thân có hãm ngọn

- Mỗi hố các bạn chỉ nuôi từ 1-2 thân rồi hãm ngọn chúng ở một độ cao nhất định. Trái được thu hoạch hàng năm chủ yếu ở các cành thứ cấp

- Cách thực hiện: Chọn 1-2 thân nuôi trên mỗi hố tùy vào điều kiện và tình hình sinh trưởng của cây như thế nào mà hãm ngọn cho cây ở độ cao cần thiết 1,2-1,4m. Sau đó nuôi tầng cho bôn tán của cây khi nó đã khỏe mạnh. Tiếp tục hãm ngọn lần 2 cho cây khi chúng có độ cao 1,6-1,7m. Mỗi năm cắt cành 2 đợt chính đợt 1 ngay sau khi thu hoạch và đợt 2 vào mùa mưa tháng 6-7. Thời điểm này chúng ta cần phải cắt bỏ những cành cây vô hiệu hay những cành cây mọc ngược lại với thân chính cũng những cành cây bị sâu bệnh. Những cành cây ở xa trục thân chính và bị già cỗi đi cần được cắt bỏ bớt, các cành vòi voi cũng cắt tỉa đi luôn. Tỉa luôn những cành tăm, những cành cây yếu ớt trên đỉnh tán cần phải tỉa cho thật kỹ.

- Ưu điểm: cây sinh trưởng đồng đều thuận tiện cho việc bà con chăm sóc và thu hoạch sau này bởi vì cây có chiều cao ổn định ngang tầm tay năng suất hàng năm cao và ổn định.

- Nhược điểm việc cắt cành sẽ tốn công nhiều hơn và đòi hỏi kỹ thuật cắt phải cao nữa.

* Tạo tán bổ sung khi cà phê bị khuyết tán: Tại những nơi cây bị khuyết tán các hộ trồng cần nuôi bổ sung những phần tán bị khuyết.

Trong việc trồng và chăm sóc cây cà phê thì công đoạn tỉa cành và tạo tán là công đoạn quan trọng nhất. Bà con cần chú ý đến công đoạn này thực hiện sao cho chuẩn sát đúng kỹ thuật nhất để mang lại năng suất cao hơn nữa cho cây trồng. Đảm bảo vụ mùa bội thu ổn định hằng năm.